Chuyện Lư hương: sự sụp đổ khó gượng của phía chính quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa cơn giận dữ đang ngày càng lan rộng của người dân Việt, chính quyền TP.HCM vội vã tổ chức lễ an vị lư hương của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại đền thờ Ngài tại số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, (tức Hiền Vương cũ), ngay vào trưa 20/2, nhằm 16 âm lịch Kỷ Hợi.

Trong những bản tin ngắn đầy tính đối phó về việc an vị lư hương, nhà cầm quyền TP.HCM không cách nào che giấu nổi sự vội vã và lấp liếm sự kiện này, bắt nguồn từ việc đã manh động nhằm cản trở người dân đến thắp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, nhân ngày 17/2/1979, ngày tưởng niệm Trung Cộng xua 600.000 quân sang Việt Nam, giết hại người già, phụ nữ, em bé… và tàn phá làng mạc Việt Nam.

Trên thực tế, hành động vô thần của nhà cầm quyền, đã và sẽ không có lời nào giải thích nổi vì sao một bộ máy nhà nước hùng hậu đã cho quây xe rác, dựng bao cát, kẽm gai chắn tượng đài, tổ chức an ninh, mật vụ bao vây khu vực này, không cho ai đến gần tượng đài Đức Thánh Trần vào ngày 17/2, một ngày chủ nhật, và cẩu lư hương đi mà không có bất kỳ một hành động tôn kính nào, chẳng hạn như làm lễ niêm hương* cho việc di dời đó. Nên việc tổ chức rình rang lễ an vị, có hình ảnh phát đi chỉ cho thấy sự trí trá, mưu mẹo của kẻ cầm quyền. Đặc biệt thô bỉ khi cố ý tách một lư hương trong tổng thể kiến trúc tâm linh của người Việt đã có từ năm 1930, để gá ghép thừa vào một đền thờ vốn đã hoàn chỉnh.

Đó là còn chưa nói vô số người yêu nước bị an ninh, mật vụ bao vây trước cửa nhà, đuổi chặn trên khắp các con đường dẫn đến tượng đài của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo vào ngày 17/2. Chuỗi bi kịch về con người, đất nước Việt Nam trong các hành xử nhà cầm quyền lâu nay nhiều đến mức để không ai có thể đủ sức nhếch mép cười nổi, khi chứng kiến trò hề nhạt vào trưa 20/2 vừa rồi.

Nội bộ của chính quyền TP.HCM rối loạn đến mức, ai cũng đùn đẩy việc có mặt tại lễ an vị lư hương, và cố ý chỉ để phát đi những bức ảnh chính được chụp từ sau lưng vì sợ dư luận quần chúng. Bà Trần Kim Yến, Bí thư quận nhứt đã trở thành con dê tế thần trước dư luận sôi sục vừa qua để chạy án cho hành động ngu xuẩn tập thể. Nhưng gánh nặng quá lớn đến mức một ngày sau, phía chính quyền đã phải đưa ra thêm công văn, ghi rằng có quyết định di dời lư hương là do bà Phó chủ tịch Ủy ban thành phố Nguyễn Thị Thu đưa ra. Tin trong giới thân quen với gia đình bà Thu cho biết cách làm hèn hạ, đùn đẩy trách nhiệm cho một người chết, là điều khiến cho gia đình cũng như bạn bè của bà Thu vô cùng tức giận.

Đang có lời vận động từ trong nhiều nhóm và cá nhân trên Facebook, nói rằng mỗi người dân cần mang một lư hương nhỏ đến trước tượng đài để thắp hương, bày tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Trần cũng như bày tỏ sự phản đối với hành động báng bổ tồi tệ của nhà cầm quyền hiện nay. Một facebooker giấu tên nói rằng nếu nhà cầm quyền ngăn cản, thì hãy thắp hương ở bất kỳ nơi nào chung quanh đó, hoặc đặt một lư hương trên các lề đường bất kỳ của thành phố để biểu lộ thông điệp về sự bất bình. Điều đáng nói, câu chuyện này đang xuất hiện ở các nơi, với sự bàn thảo bởi những guơng mặt rất mới, chưa từng tham gia bàn luận gì về chính trị. Họ chỉ bắt đầu bằng sự phẫn nộ của ý thức mình là người Việt.

Một nhà báo từ miền Trung, hiện đang viết cho các tờ báo thời sự quốc tế, nhận định vào tối ngày 20/2 rằng có điều gì đó đang diễn ra, cho thấy một phía là bộ mặt chính quyền đang sụp đổ hoàn toàn trong dân chúng, một mặt là sự nhen nhóm của một làn sóng bất mãn, bất tuân, tạm gọi tên là cuộc “Cách mạng lư hương”.

Cũng trong ngày 20/2, có tin các nhóm dư luận viên hàng đầu đang được phổ biến gấp các nội dung để tuyên truyền chống đỡ cho giới nhà cầm quyền. Trước các diễn biến rất mới và liên tục, nội dung phổ biến của “phản sự kiện” này vẫn lặp đi lặp lại cách làm rất cũ, là nhân dân “bị kích động, xúi giục”.

————-

(*) Lễ Niêm Hương: Thông thường các buổi lễ trong đạo Phật đều có phần niêm hương bạch Phật, gọi tắt là niêm hương.

Từ Đại lễ Phật đản tổ chức trên các lễ đài lộ thiên, cho đến lễ cầu an, cầu siêu trong các chùa, lễ an vị Phật tại tư gia, lễ cúng giỗ, ghi nhớ, nhắc nhở về Ông bà, Tổ tiên trong gia đình đều có niêm hương.

Niêm hương bạch Phật là tay cầm cây hương dâng lên cúng dường và trình bạch lên đức Phật hôm nay mình làm việc gì đó, cầu xin Tam bảo chứng minh gia hộ cho buổi lễ được thành tựu viên mãn.

Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo, sống và chết trong thời đại của Phật giáo.

Nguồn: Blog Tuấn Khanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.