Chính quyền TP.HCM phải trả lư hương về vị trí cũ

Xe cẩu đang cẩu lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn sáng 17/2/2019. Ảnh: Blogger Tuấn Khanh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không phải ngẫu nhiên mà vào đúng ngày kỷ niệm 40 năm Trung Cộng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, Quận 1 TP.HCM cho xe rác vây quanh tượng đài Trần Hưng Đạo ở phường Bến Nghé, sực mùi xú uế, dùng vật chắn, dây dợ vây quanh tượng đài, đặt biển báo công trường đang thi công để ngăn chặn người dân đến thắp hương. Sự phẫn nộ của dư luận đang dâng lên từng giờ thì táo tợn hơn, cùng ngày, quận này lại cho cẩu lư hương đi chỗ khác, đẩy sự giận dữ trong công chúng lên ngùn ngụt.

Mọi lời giải thích từ nhà chức trách Quận 1 không có lý do nào thuyết phục, rằng đặt lư hương ở nơi công cộng không phù hợp với tâm linh của người Việt, rằng cẩu đi để đặt lư hương vào đúng vị trí thờ phụng.

Ngay lập tức, cư dân mạng không khó để tìm ra rất nhiều tượng đài kèm lư hương đặt ở nhiều nơi. Đó là Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Nha Trang, Quy Nhơn, Vũng Tàu, đảo Nam Yết, đảo Song Tử Tây, Hải Dương. Tượng Hồ Chí Minh kèm lư hương còn nhiều hơn, hầu như tỉnh thành nào cũng có. Có người chỉ nhoằng một cái đã kê ra ảnh một loạt tượng đài Hồ Chí Minh kèm lư hương ở Công an tỉnh Ninh Bình, ở quảng trường TP. Cam Ranh, TP Vũng Tàu, ở khuôn viên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, ở Kho 205 Bộ Quốc phòng…

Xin hỏi lãnh đạo TP.HCM và Quận 1, phải chăng, những lư hương kèm theo các tượng đài này đều đặt không phù hợp và cần di dời?

Phải chăng, lư hương trước những tượng đài như thế này đặt không đúng vị trí, cần phải di dời? Ảnh Internet
Phải chăng, lư hương trước những tượng đài như thế này đặt không đúng vị trí, cần phải di dời? Ảnh Internet

 

Từ khi xây dựng năm 1967 đến nay, tượng đài Trần Hưng Đạo nói trên đã trở thành thiêng liêng, gắn với tâm linh người dân Sài Gòn, là biểu tượng cho tinh thần chống ngoại xâm của cha ông ta. Thế mà chỉ có vài người mà dám bàn nhau cẩu lư hương đi như thể mang đi một thứ đồ gốm. Đây là một sự hỗn láo, xấc xược với tiền nhân, không thể dung thứ.

*
Có thật là tượng đài Trần Hưng Đạo đặt không đúng chỗ nên phải di dời cho đúng vị trí?

Trước ngày 17/2, Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng thông báo sẽ đến tượng đài Trần Hưng Đạo thắp hương tưởng niệm liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược nhân kỷ niệm 40 năm chiến tranh Trung – Việt. Ngày 17/2, nhiều người trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng bị canh giữ không cho đến nơi tưởng niệm, một số người đến được tượng đài lập tức bị áp giải trở về.

Nơi đây cũng là địa điểm mà các tổ chức xã hội dân sự thường đến thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Cộng hàng năm hoặc làm nơi hẹn mỗi khi kêu gọi biểu tình. Vì vậy, có thể khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo có ấn tượng không thiện cảm đối với nhà cầm quyền.

Việc dỡ bỏ lư hương phải chăng xuất phát từ việc ngăn chặn bọn “phản động” đến thắp hương cho liệt sĩ chống Tàu và cha ông đã từng đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, làm mếch lòng anh bạn vàng Trung Quốc? Phải chăng, do Trần Hưng Đạo là vị tướng tài ba lỗi lạc, đã từng đánh cho quân Nguyên không còn manh giáp, Thoát Hoan phải chui ống đồng tháo chạy, để lại nỗi nhục nhã muôn đời cho kẻ thù xâm lược?

Luận điệu cẩu lư hương đi để đưa về đúng vị trí thờ phụng là không thể chấp nhận. Có phải hàng trăm lư hương đặt kèm tượng đài ở khắp nơi đều “không phù hợp” cần phải dỡ bỏ đưa về “đúng vị trí”?

Có người còn lo rồi đây, các quận huyện khác học theo quận 1, các tỉnh thành khác học theo TP.HCM dẫn đến một cuộc càn quét lư hương ở các tượng đài nơi công cộng.

Liên quan đến việc cẩu lư hương ở tượng đài Trần Hưng Đạo, một trang báo cho biết, “ngày 15/1/2019, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu đã có văn bản giao UBND quận 1 thực hiện việc tu sửa, tôn tạo công trình tượng đài Trần Hưng Đạo và tượng đài Thánh Gióng.”

Hôm nay, sau 3 ngày văn bản này được thực thi, báo chí đồng loạt đưa tin bà Nguyễn Thị Thu từ trần. Dư luận đang xôn xao cho rằng 2 sự việc có liên quan đến nhau, là hậu quả của việc báng bổ thánh thần. Tôi không khẳng định trường hợp này nhưng tin rằng quả báo là có thật.

Lựa chọn khôn ngoan nhất cho chính quyền Quận 1 và TP.HCM là xin lỗi nhân dân, trả lư hương về vị trí cũ và thắp hương ăn năn trước Đức Thánh Trần.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.