Bản Lên Tiếng: Về cuộc họp báo vụ cá chết hàng loạt của lãnh đạo CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan

****

Bản Lên Tiếng

  Về cuộc họp báo vụ cá chết hàng loạt của lãnh đạo CSVN

 

Sau gần 3 tháng trì hoãn và tìm cách khoả lấp tội phạm, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đành phải tổ chức cuộc họp báo vào chiều ngày 30 tháng 6, công bố việc nhận lỗi của công ty Formosa Hà Tĩnh (FHS) và số tiền bồi thường 500 triệu Mỹ Kim để xóa trách nhiệm. Trong khi đó phía nhà cầm quyền CSVN đã không có một sự phản tỉnh hay một lời xin lỗi tối thiểu trước quốc dân đã để xảy ra thảm kịch và thiếu minh bạch trong tiến trình giải quyết hậu quả.

Tai họa cá chết hàng loạt không chỉ là sự biến nhất thời mà ảnh hưởng lâu dài lên môi trường sinh thái biển của Việt Nam và thế giới. Thay vì đón nhận sự hợp tác của nhiều quốc gia có kinh nghiệm, mở rộng sự tham gia của người dân, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục khoanh vùng, giải quyết theo nhu cầu của đảng. Do đó, những thỏa thuận giữa nhà cầm quyền CSVN và công ty FHS qua cuộc họp báo, vẫn chỉ để phục vụ lợi ích của 2 phía chứ không phải vì nhu cầu bức thiết của các gia đình nạn nhân trực tiếp và người dân trên cả nước.

Các loại giải pháp chuyển nghề để ngư dân bỏ biển, dọn đi nơi khác hay các ngư dân bỏ nghề không ra biển nữa như trong các chính sách bồi thường cho thấy đây là những giải pháp thiển cận và quan trọng hơn là xóa bỏ cuộc sống gắn liền biển truyền thống của bà con ngư dân miền trung.

Vì tương lai của đất nước, nhất là phục hồi và bảo vệ môi trường sinh thái biển miền trung sau những tai họa do FHS gây ra, Đảng Việt Tân minh định:

– Việc tẩy độc môi trường và ngăn chận sự lan tràn của dòng chất độc là điều quan trọng nhất hiện nay. Chỉ có nỗ lực này mới mong rút ngắn thời gian phục hồi môi sinh và trả lại nghề nghiệp truyền thống của bà con ngư dân.

– Việc tẩy độc phải được tiến hành nghiêm chỉnh, công khai và minh bạch chứ không thể theo kiểu xoa dịu công luận rồi khỏa lấp như những vụ điều tra cá chết vừa qua. Cụ thể phải mời chuyên gia độc lập trong nước, mời các chuyên gia độc lập ngoại quốc, đặc biệt là đón nhận sự cộng tác của chính phủ những quốc gia có kinh nghiệm tham gia.

– Mọi người dân có quyền bày tỏ quan điểm và hành động của mình trước những dự án có mức rủi ro cao, trước các thảm hoạ môi sinh. Mọi hành vi trấn áp các quyền này không chỉ vi phạm quyền con người mà còn mở cửa cho các thảm họa môi sinh khác tiếp diễn trên đất nước.

Tai họa cá chết ở miền trung chưa chấm dứt.

Đây chỉ là khởi đầu của tiến trình khắc phục thảm họa đang có nguy cơ đe dọa lên nhiều thế hệ nạn nhân trong vùng và ảnh hưởng nguy hại lên cả nước nếu không được giải quyết công khai, minh bạch trong ý nguyện chung của toàn dân.

Đối với Đảng Việt Tân, sinh mạng dân tộc phải được đặt lên trên hết, trước nhu cầu khắc phục thảm hoạ môi sinh hiện nay.

Ngày 1 tháng 7 năm 2016
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc:

Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 91.9 kb
Ban Len Tieng-010716_Ve Cuoc Hop Bao Vu Ca Chet Hang Loat cua Lanh Dao CSVN.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.