Mueller kết luận những gì?

Điều Tra Viên Đặc Biệt Mueller (phải) trong ngày 24 Tháng Ba 2019. Ảnh: Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Robert S Mueller đã “nộp bài” cho “thượng cấp” là ông Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr sau 22 tháng làm điều tra. Ông Barr đã viết bức thư 4 trang tóm tắt bản phúc trình gửi qua Quốc Hội Mỹ. Những gì chúng ta biết về kết quả cuộc điều tra của Công Tố Viên Đặc Nhiệm Mueller chỉ căn cứ trên bức thư đó.

Trong gần hai năm qua, nhiều người đả kích ông Mueller. Nhìn bộ mặt bình thản, kín đáo của ông, người ta chỉ thấy ông như một âm mưu của đảng Dân Chủ vạch lá tìm sâu, bới móc, phá phách ông tổng thống. Họ quên rằng ông Mueller thuộc đảng Cộng Hòa, đã được một vị tổng thống Cộng Hòa bổ làm giám đốc FBI trước đây.

Bây giờ, người ta thở phào nhẹ nhõm. Tổng Thống Trump là người vui nhất. Ông nói, “Không có tội, hoàn toàn và đầy đủ.” (It was a complete and total exoneration). Và ông nhắc lại một khẩu hiệu đã được nói và “tuýt” hàng 100 lần trong năm qua: “Không thông đồng! Không cản trở (công lý).” (No collusion, no obstruction).

Đó là hai vấn đề được ban điều tra Mueller tìm hiểu. Ban Đặc Nhiệm này dùng 17 vị luật sư, khoảng 40 nhân viên điều tra chuyên nghiệp; đã đưa ra 2,800 lệnh đòi thẩm vấn (subpoenas) và 500 trát tòa, phỏng vấn 500 nhân chứng và gửi 13 thư yêu cầu đến chính phủ nước ngoài.

Về vấn đề thứ nhất, ông William Barr cho biết, Ban Đặc Nhiệm kết luận “không thấy ban vận động của Tổng Thống Trump, hoặc bất cứ ai trong đó đã thông đồng hay phối hợp với chính phủ Nga” trong các hoạt động nhằm gây ảnh hưởng trên cuộc bầu cử năm  2016, “mặc dù nhiều người Nga đã tỏ ý giúp.”

Vấn đề thứ nhì rắc rối hơn. Ông Barr viết rằng: “Ban Đặc Nhiệm… không rút ra một kết luận – cách này hay cách khác – là những hành động bị điều tra có cản trở công lý hay không.” Câu này khác với cách giải thích của Tổng Thống Trump khi ông nói “no obstruction!”

Ông Barr trích dẫn nguyên văn bản phúc trình Mueller: “…bản phúc trình này không kết luận rằng tổng thống đã phạm tội, cũng không nói rằng ông vô tội” (while this report does not conclude that the President committed a crime, it also does not exonerate him).

Vì vậy, ông Bộ Trưởng William Barr phải nhận trách nhiệm. Ông cùng Thứ Trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein đưa tới một kết luận, nói rằng “chứng cớ trong cuộc điều tra của Ban Đặc Nhiệm không đủ để buộc tội tổng thống cản trở công lý” (not sufficient to establish that the President committed an obstruction-of-justice offense).

Ông Barr nhấn mạnh là kết luận của hai ông không căn cứ vào lý thuyết pháp lý nói một vị tổng thống đương nhiệm không thể bị truy tố.

Ông Barr giải thích thêm rằng: “Nói chung, muốn truy tố (một người) về tội cản trở công lý thì chính phủ (tức Bộ Tư Pháp) phải chứng minh, theo lẽ thường không thể nào nghi ngờ được, rằng người đó hành động với ý đồ gian trá, tham dự vào các hoạt động cản trở.”

Quy tắc “beyond a reasonable doubt,” (không thể nào nghi ngờ theo cách suy nghĩ bình thường), là lý luận chính khiến hai nhà lãnh đạo Bộ Tư Pháp kết luận không thể buộc tội Tổng Thống Trump cản trở công lý. Tòa án nước Mỹ xét xử theo quy tắc này. Nếu chỉ còn một chút nghi ngờ, người ta cũng không kết tội. Trong một bồi thẩm đoàn 12 người, nếu có một người không tin người bị truy tố phạm tội, thì nghi can được tha bổng.

Kết luận thứ nhất của bản phúc trình Mueller,”không thông đồng” là một chiến thắng cho Tổng Thống Donald Trump và ban tranh cử của ông.

Với kết luận trên, bà Nancy Pelosi có thể bắt buộc một số người trong đảng Dân Chủ phải bỏ ý kiến muốn “đàn hặc” ông tổng thống. Chính bà chủ tịch Hạ Viện nói rằng việc đó không đáng làm vì chỉ chia rẽ nước Mỹ. Đa số đại biểu Dân Chủ đồng ý.

Hơn nữa, dù đảng Dân Chủ trong Hạ Viện có đàn hặc thì khi lên Thượng Viện cũng không đủ số phiếu để kết tội và truất quyền ông Trump.

Vì vậy, kết luận “không thông đồng” là một điều giúp đảng Dân Chủ dễ thở hơn! Nếu ông Mueller kết luận rằng ban vận động của ông Trump “thông đồng” thì lúc đó phe muốn đàn hặc trong đảng Dân Chủ sẽ làm dữ, Nancy Pelosi không thể cưỡng lại họ được. Khi Thượng Viện, với đa số nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa, không kết án ông Trump, thì uy thế của ông sẽ mạnh hơn, vì dân chúng chán ngán cảnh đàn hặc đầy tính chất phe đảng. Đảng Dân Chủ đứng ra đàn hặc có thể thắng một bước chiến thuật nhỏ nhưng sẽ yếu trong chiến lược. Kinh nghiệm vụ đàn hoặc ông Bill Clinton cho họ thấy như vậy.

Về kết luận thứ hai, không cản trở công lý, phe Dân Chủ có thể đặt câu hỏi trên kết luận của ông Barr, một người đã công khai công kích vai trò Điều Tra Đặc Nhiệm Mueller trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng Tư Pháp. Họ sẽ đòi Bộ Tư Pháp phải công bố toàn thể bản phúc trình để Quốc Hội và dân chúng thấy rõ ủy ban điều tra Mueller đã liệt kê ra những chuyện gì mà ông Barr kết luận vô tội sau khi ông Mueller rất dè dặt.

Trong tòa án, khi áp dụng quy tắc “beyond a reasonable doubt” (theo lẽ thường không thể nào nghi ngờ) thì nếu có hai bồi thẩm đoàn khác nhau, họ có thể đi tới những kết luận khác nhau. Hai đảng sẽ đóng vai hai bồi thẩm đoàn đối nghịch! Cho nên, trong thời gian tới, sẽ có hai cuộc tranh cãi.

Thứ nhất, Bộ Tư Pháp sẽ công bố toàn thể bản phúc trình hay không? Có rất nhiều lý do để không thể cho tất cả mọi người đọc bản văn của ông Mueller; những lý do không liên can gì đến vụ ông Trump. Có lẽ chỉ còn một cách là sẽ cho một số nhỏ các đại biểu Quốc Hội đọc toàn văn nhưng thề phải giữ kín. Họ sẽ làm chứng rằng những chuyện được giấu kín có lý do khác, không liên can đến câu hỏi ông tổng thống có phạm hay không phạm tội cản trở.

Nhưng dù có công bố hết bản phúc trình cho ai cũng thấy, vẫn còn một vấn đề khác nổi lên. Nhiều người sẽ hỏi, “Ông Trump nói như thế, làm như thế, tại sao có thể kết luận rằng ông ta không cản trở công lý?” Tất nhiên, sẽ có những người phản bác, “Chỉ có thế thôi mà cũng buộc tội người ta cản trở; đúng là cố tình vu oan giá họa!”

Ngoài ra, sẽ còn những vụ án liên quan đến công ty kinh doanh của ông Trump, đến tổ chức bất vụ lợi mang tên ông, vụ người luật sư cũ của ông đưa tiền trả cho một cô gái trước ngày bỏ phiếu, vân vân. Phe đối lập sẽ khai thác các màn phụ này, để biến thành các đề tài chính trị.

Cuối cùng, cuộc điều tra Mueller chấm dứt; màn pháp lý đã kết thúc. Sân khấu sẽ mở ra quang cảnh mới: vở tuồng chủ yếu bây giờ là chính trị.

Câu hỏi chính là: Các cử tri sẽ nghĩ thế nào? Những người tin tưởng Tổng Thống Trump sẽ ủng hộ ông mạnh mẽ hơn. Phe đối lập sẽ tìm cách để những người khác ghét ông hơn. Trận đấu này sẽ tiếp tục cho đến ngày bỏ phiếu năm 2020!

Khi đó, các cử tri Mỹ sẽ quyết định ông Trump có đáng làm tổng thống thêm bốn năm nữa hay không. Người dân đi bỏ phiếu vừa đóng vai công tố viên vừa làm luôn quan tòa! Đó chính là chế độ dân chủ.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”