Thảm họa Chernobyl năm 1986 liên quan gì đến dân Việt Nam*

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy hôm nay mạng xã hội sôi sùng sục vì tuyên bố của công ty Masan – tuy xấc láo nhưng rất thành thật – rằng tương ớt Chinsu bị Nhật trả về thật ra là sản xuất cho dân Việt Nam ăn.

Thật ra dân Việt Nam không chỉ ăn chất độc Masan mà thường xuyên ăn tôm tép, cá, mực và các loại thực phẩm nhiễm độc, nhiễm khuẩn, chứa đầu thuốc kháng sinh… khác khi bị các quốc gia nhập khẩu trả về.

Số lượng hàng trả về đó nhiều hay ít, độc nhiều hay ít, về thị trường tỉnh nào, mức độ độc ra sao thì chỉ có trời và đám quan tham, con buôn bất lương biết.

Ngoài ra, bộ máy tuyên truyền của đảng còn trấn an, mị dân một cách trắng trợn như quan chức nào đó từng tuyên bố, tôm nhiễm độc, luộc chín thì ăn được!

Có một điều liên quan rất quan trọng nhưng ít người để ý đến hoặc lâu ngày đã quên mất. Đó là tai nạn hạt nhân thảm khốc xảy ra ở Liên Sô vào ngày 26 Tháng Tư, 1986.

Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl của Liên Sô nổ – tai nạn thảm khốc đầu tiên đã dẫn đến sự đóng cửa hàng loạt nhà máy điện nguyên tử … ở Tây Âu. Và hậu quả vẫn còn thấy rõ nơi nhà máy tọa lạc và chu vi cả trăm cây số.

Sau khi nhà máy Chernobyl nổ vài ngày, ở Đức xa hàng ngàn cây số người ta còn đo được phóng xạ từ Chernobyl. Cách Chernobyl hàng ngàn cây số tất cả đều bị nhiễm xạ. Gần nhiễm nặng, xa nhiễm nhẹ.

Và ung thư là một trong những hậu quả bị nhiễm phóng xạ.

Không chỉ con người bị nhiễm mà cây cỏ, gia súc quanh Chernobyl đều bị nhiễm xạ.

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân. TS Hoàng Đình Chân, Giám Đốc Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt nhận định. Ảnh: GreenFeed
Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân. TS Hoàng Đình Chân, Giám Đốc Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt nhận định. Ảnh: GreenFeed

 

Báo chí tiếng Việt thời đó đã phỏng đoán là Liên Sô sẽ giới hạn cho dân ăn bột mì. Tuy nhiên, vì XHCN ở Liên Sô cũng triền miên thiếu đói nên không có chuyện vứt bỏ thực phẩm nhiễm phóng xạ. Không vứt bỏ thì chở sang các nước khác để … viện trợ nhân đạo.

Những quốc gia nhận “viện trợ nhân đạo” đó phần lớn là các nước cộng sản chư hậu nghèo đói như Ethiopia, Angola, Cuba, Bắc Hàn, và Việt Nam!

Dân Việt Nam thời đó ăn bánh mì nhiễm xạ mà nào hay biết. Không chỉ người tiêu thụ bột mì (hoặc có thể còn thêm khoai tây, thịt heo, bò, gà…) mà người phu bốc vác, người chuyên chở, đứng bán cũng bị nhiễm xạ tuốt! Những người bị ung thư, giáp trạng tuyến… vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 rất có thể là nạn nhân gián tiếp của thảm họa nguyên tử Chernobyl.

Nạn nhân của Mỹ còn đòi bồi thường được ít nhiều, chứ nạn nhân của cộng sản Liên Sô, Trung cộng thì… cắn răng cam chịu thôi!

Nguồn: FB Nguyễn Phan

* Tựa của tác giả: Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl nổ năm 1986 dính dáng gì đến dân Việt Nam?

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.