Từ Khá Bảnh tới Phúc XO

Khá Bảnh, Phúc XO và “thánh chửi” Dương Minh Tuyền - điển hình trong số nhân vật đặc biệt mà truyền thông chính thống "dàn dựng" nhằm làm cho giới trẻ say mê những chuyện điên rồ quái đản để quên đi thân phận vật vã, nghèo hèn trong đời sống thực tế.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần đây trên báo chí trong nước cũng như trên mạng xã hội Facebook, người ta thấy nổi lên một vài nhân vật đặc biệt như Khá Bảnh, “thánh chửi” Dương Minh Tuyền, Phúc XO người luôn xuất hiện với 13 kg vàng nữ trang mang trên người.

Họ bỗng dưng được biết đến như những “siêu sao” danh tiếng mà mức độ dư luận quan tâm được tính bằng hàng ngàn lần bấm nút like trên Facebook. Cả ba giống nhau một điểm là xăm trổ đầy người như những tay giang hồ thứ thiệt của xã hội đen.

Trước đó không lâu, người ta cũng từng bất đắc dĩ nghe đến tiếng tăm của Lệ Rơi (Nguyễn Đức Hậu) mà giọng ca không thua anh bán kẹo kéo lại được gắn cho hai chữ ca sĩ ngon lành. Hay như Bà Tưng (Huyền Anh) cô gái 25 tuổi chuyên chụp ảnh khoe thân trên Facebook, khi hết còn gì để khoe thì chuyển sang làm video giáo dục thiên hạ về giới tính. Cạnh đó còn có “hot boy” tự phong Kenny Sang với những phát ngôn đầy hoang tưởng về bản thân. Lời nói và hành động của những nhân vật này lại được một số người hâm mộ, theo dõi bàn tán hàng ngày.

Tất cả những “siêu sao” này một thời làm dậy sóng mạng xã hội nhưng cũng nhanh chóng bị quên lãng. Vì lẽ cuối cùng người ta thấy họ chỉ là những người làm trò cười để mua vui và câu view trên Facebook. Dù có nhiều mánh khoé đến đâu, sau một thời gian diễn trò cũng hoá ra nhàm chán hết ăn khách nên chìm xuống không kèn không trống. Còn nhân vật tự xưng Phúc XO hoá ra là chủ một cơ sở karaoke, ngoài câu view còn có mục tiêu lường gạt để kinh doanh. Vì thế khi bị tóm cổ, Phúc XO tự bào chữa bằng cách nói vàng mình đeo là… vàng giả.

Thành tích của Dương Minh Tuyền ngoài chuyện vào tù ra khám, mới đây sau vụ một nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị 5 bạn học cùng lớp đánh đập tàn bạo, “thánh chửi” lại xuất hiện để thăm hỏi, hỗ trợ nữ sinh này ngay tại nhà. Điều lạ là Tuyền được thiên hạ vây quanh đón tiếp như một người hùng cứu khổn phò nguy!

Những sự kiện trên cho thấy hệ thống truyền thông to lớn mà đảng CSVN tự hào là công cụ sắc bén đã thật sự thất bại trong việc điều hướng dư luận. Vấn đề đúng sai, phải trái trong xã hội ngày nay không còn được nhìn thấy qua lăng kính tích cực. Mà “báo chí cách mạng” chỉ thấy xuất hiện hình ảnh những giang hồ ảo đang được một số người không nhỏ tán dương. Thật ra cái mà Đảng Cộng Sản chú tâm nhiều nhất là ra sức kiểm soát xã hội bằng Luật An Ninh Mạng và hướng dư luận vào những cáo buộc dối trá đối với “thế lực thù địch”.

Vấn đề được đặt ra là nếu Đảng CSVN không độc quyền báo chí, chấp nhận một sân chơi truyền thông sòng phẳng, tôn trọng tự do ngôn luận thì mọi việc sẽ khác. Sẽ không có những hiện tượng số đông thanh niên, học sinh tìm cách thoát khỏi tù ngục kiềm hãm của tư tưởng giáo điều Mác-Lê để coi Khá Bảnh, Phúc XO, Dương Minh Tuyền như thần tượng.

Hơn thế nữa, khi nắm trọn trong tay vũ khí truyền thông báo chí, chính Đảng CSVN cũng đã dùng những loại giang hồ ảo như Khá Bảnh, Phúc XO nhằm làm cho giới trẻ say mê những chuyện điên rồ quái đản để quên đi thân phận nghèo hèn trong đời sống thực tế. Chẳng hạn tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ ra không kiếm được việc làm mà phải chạy xe ôm kiếm sống hay đi bán sức lao động ở nước ngoài qua con đường lao động hợp tác.

Đáng lý giới trẻ phải phẫn nộ để giành lại quyền sống xứng đáng với năng lực của mình. Nhưng không, họ đã có những hình ảnh của những người như Dương Minh Tuyền, Phúc XO tràn lan trên các báo để lấy đó làm thần tượng. Đó là những liều thuốc an thần mà thanh thiếu niên dễ dàng tìm thấy nhất trong khi vật vã với cuộc đời.

Những hiện tượng này cho người ta thấy điều gì?

Khác với lời khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “Niềm tin của nhân dân vào đảng chưa bao giờ lớn như lúc này”, xã hội Việt Nam đang bị khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Những giá trị chính thống của văn hoá dân tộc bị huỷ hoại dần, thay vào đó là hoạt động tạp nhạp mua vui của những “siêu sao” rẻ tiền. Lâu nay người ta cũng dễ dàng nhận thấy những trò thi sắc đẹp từ thành đến tỉnh được chính quyền đỡ đầu diễn ra tưng bừng với đủ loại danh hiệu hoa khôi hoa hậu nghe rất ngô nghê. Nào là hoa hậu du lịch, hoa hậu đại dương hoặc hoa hậu doanh nhân thành đạt. Tất cả nhằm vào mục đích vui chơi rẻ tiền để khoả lấp những thiếu thốn trong đời sống tinh thần bên cạnh những khó khăn trong đời sống vật chất.

Trong lúc đó hệ thống công quyền của chế độ cũng không nhìn ra sự xuống cấp của xã hội, không riêng về mặt con người. Những người có trách nhiệm nhất là cán bộ chức quyền hầu hết mải mê lao vào thủ đoạn móc ngoặc, tham ô để làm giàu cho bản thân. Vì thế họ cũng không muốn bỏ công ngăn chận những hiện tượng nêu trên, một phần tâm lý thủ thân của những viên chức vô trách nhiệm. Niềm tin của người dân rốt cuộc tìm đến loại chùa chiền như chùa Ba Vàng, bỏ tiền ra để nghe căn nguyên cái khổ mà không hề nghĩ chính sự cai trị độc đoán của Đảng Cộng Sản là nguyên nhân lớn nhất và gần gũi nhất.

Sau cùng, hệ thống truyền thông của xã hội chủ nghĩa cũng chỉ là một đám a dua theo các hiện tượng xã hội, khai thác những khía cạnh khác người của Khá Bảnh, Phúc XO, “thánh chửi” để câu độc giả và bán báo. Báo chí khi chưa có lệnh của người tổng biên tập duy nhất là Ban Tuyên Giáo trung ương thì họ không có lợi lộc gì để lên tiếng. Mà trí tuệ của ban này thì chỉ có mục đích làm sao giữ cho đảng được trường tồn, còn xã hội xấu tốt ra sao gì cũng mặc kệ.

Rốt cuộc chúng ta đang sống ở thời đại nào đây?

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.