Tưởng niệm 30/4 tại London: Hơn 400 thanh niên VN biểu tình phản đối CSVN đàn áp nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 400 bạn trẻ đã biểu tình trước Đại Sứ Quán CSVN tại London nhân dịp tưởng niệm 44 năm biến cố 30 tháng Tư, 1975. Cuộc biểu tình do cơ sở Việt Tân Vương Quốc Anh tổ chức diễn ra lúc 12:30 trưa ngày 28 tháng Tư, 2019 để phản đối nhà cầm quyền đàn áp nhân quyền và bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.

Thành viên các hội đoàn thuộc Hội Thân Hữu Việt Tân (HTHVT), Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo (HAETNCG), Phong Trào Dân Quyền (PTDQ) và Hội Anh Em Dân Chủ UK đã cùng nhau mạnh mẽ lên tiếng về những điều luật sai trái, hành xử vô nhân đạo mà nhà cầm quyền CSVN áp dụng để trấn áp và bức tử những tiếng nói đối lập, các nhà bất đồng chính kiến, hoạt động vì nhân quyền, dân chủ, dân sinh, môi trường trong suốt 44 năm dài đen tối kể từ ngày CS cưỡng chiếm miền nam ngày 30 tháng Tư, 1975.

Đại diện cho HTHVT, cô Khuyến Nguyễn bùi ngùi tưởng nhớ về ngày 30 tháng Tư, 1975, ngày mà hàng vạn gia đình phải ly tán trong cảnh nước mất nhà tan; hàng triệu người đã liều cả mạng sống bỏ nước ra đi bất chấp hiểm nguy trên biển cả; hơn nửa triệu người phải bỏ mạng ngoài biển khơi. Ngày mà người dân miền nam mất các quyền tự do căn bản, đưa nước Việt Nam trở nên nghèo đói và lạc hậu.

Anh Thắng Bùi thay mặt PTDQ nhắc lại Hiệp Định hoà bình Paris 1973, với bản chất của kẻ dối trá, CSVN đã đánh chiếm Miền Nam ngay khi bản hiệp định Paris còn chưa ráo mực, những tội ác của chế độ độc tài Cộng Sản cần phải phơi bày để người dân cả nước hiểu rõ rằng: chế độ CSVN không là đất nước Việt Nam, không là đại diện cho nhân dân Việt Nam, chúng chỉ là tay sai của Trung Cộng.

Anh Cao Kỳ đại diện HAETNCG phản đối những chính sách khắc nghiệt mà nhà cầm quyền CSVN đang bóp nghẹt các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là quyền được tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Tiếp đến, thành viên cơ sở Việt Tân tại Anh Quốc, cô Như Lê, vạch trần sự nhu nhược, hèn nhát của chế độ CSVN để cho Trung Cộng áp đặt chế độ “thực dân mềm” bằng cách hối lộ và cài đặt tay sai trong thành phần chóp bu CSVN để thi hành “mật ước Thành Đô”.

Chính vì CSVN dựa vào một nước cộng sản độc trị và tàn ác như Trung Cộng để tồn tại, nên CSVN đã ra tay đàn áp tự do dân chủ, nhân quyền của nhân dân Việt Nam đến mức quốc tế phải lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cụ thể nhất là các Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều các Tù nhân lương tâm khác. Cô mong rằng tất cả mọi người sẽ cùng sát cánh hỗ trợ đồng bào tranh đấu để giải thoát nhân dân Việt Nam ra khỏi gông cùm cộng sản. Lúc đó chúng ta sẽ lên máy bay về Huế, Sài Gòn, Hà Nội trong niềm tự hào là công dân của một nước Việt Nam thật sự độc lập tự do, thoát khỏi ách cai trị “thực dân mới” của Trung Cộng và tay sai bản xứ là CSVN.

Trong không khí sôi sục đầy khí thế, các bạn trẻ giơ cao hình ảnh các Tù nhân lương tâm và hô vang những khẩu hiệu “Nhân Quyền Cho VN”, “Tự Do Cho VN”, “Thả Ngay Lập Tức Các TNLT”, “Tự Do Cho Trần Thị Nga”, Tự Do Cho Trần Huỳnh Duy Thức” v.v.

Sau cùng, Ban tổ chức và tất cả người tham dự cuộc biểu tình đã đồng thuận chuyển tới nhà cầm quyền CSVN tại Hà Nội những đòi hỏi như sau:

  • Trả tự do ngay lập tức cho tất cả Tù Nhân Lương Tâm đang bị giam trong các nhà tù khắc nghiệt tại Việt Nam.
  • Tôn trọng tuyệt đối các Quyền Con Người như: Quyền tự do tôn giáo, tự do báo chí và tư tưởng, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội.v.v.

Cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hoà, trật tự và kết thúc lúc 14:30 chiều cùng ngày.

Trần Thanh Luân tường trình từ London.

  

Một số hình ảnh của cuộc biểu tình:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.