Công an Hà Tĩnh ‘bó tay’ với vi phạm xả thải của Formosa

Người dân biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh tại Hà Nội hôm 1/5/2016. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một công văn của Công an Hà Tĩnh gửi Ủy ban Nhân dân Hà Tĩnh vào ngày 6 tháng 4 vừa qua nêu rõ Nhà máy Gang Thép Formosa tại Khu Công Nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn tên chất thải khác nhau. Qua đó cơ quan này kiến nghị một số việc liên quan công tác xử lý những chất thải của nhà máy thép Formosa. Tuy nhiên chính Công an Hà Tĩnh phải than rằng các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng theo dõi, quản lý.

Hàng loạt chất thải độc hại

Theo công văn của Công An Hà Tĩnh gửi đi thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm từ nhà máy Formosa ở tỉnh này là gần 3 triệu 700 ngàn tấn. Trong đó, các loại bùn thải, xỉ thép phát sinh và tồn kho với khối lượng rất lớn, cụ thể: Bùn cán nóng phát sinh 35 tấn/ngày, lượng tồn kho 10.700 tấn; bùn phối trộn tồn kho 28.737 tấn; bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70.000 tấn; bùn lò chuyển phát sinh 303 tấn/ngày, từ khi đi vào hoạt động đến nay lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất, xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn.

Nhà báo Đỗ Cao Cường, một nhà báo chuyên tìm hiểu những tác hại môi trường do các nhà máy gây ra trên khắp đất nước Việt Nam đã đến tận Kỳ Anh, Hà Tĩnh tìm hiểu mức độ ô nhiễm tại đây và nhận định việc để Formosa tiếp tục xả thải như vậy là một sự thất bại của cơ quan chức năng:

“Khi Formosa Hà Tĩnh không cung cấp kết quả phân tích chất thải cho cơ quan chức năng để theo dõi xử lý thì rõ ràng trách nhiệm thuộc về chính quyền Hà Tĩnh. Cả thế giới biết đến Formosa là một trong những “sát nhân” môi trường của hành tinh mà cơ quan chức năng không quản lý được thì có thể nói đây là một sự thất bại.”

Xử lý ra sao?

Vậy nếu Formosa không cung cấp những kết quả nhận được cho cơ quan chức năng thì sao, chẳng lẽ tất cả các cơ quan đành chịu để cho Formosa “tác oai tác quái”?

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì Cảnh sát môi trường có thẩm quyền xử lý luôn, chẳng hạn như ra quyết định xử phạt hoặc là khởi tố vụ án nếu có những bằng chứng cụ thể:

“Thật ra thì bên cảnh sát môi trường không cần phải trình bên cơ quan chức năng khác vì bản thân họ có thẩm quyền xử lý luôn. Ví dụ như họ có quyền ra quyết định xử phạt hoặc là họ khởi tố vụ án xâm phạm môi trường.”

Luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định bất cứ doanh nghiệp nào, dù Nhà nước hay nước ngoài khi hoạt động ở Việt Nam đều phải tuân thủ quy định luật pháp Việt Nam.

“Khi có kết luận từ cơ quan điều tra thì nếu vi phạm ở mức độ hành chính thì chuyển cơ quan hành chính xử phạt hành chính, nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra phải có nghĩa vụ chuyển sang Viện kiểm sát để khởi tố vụ án. Đó là nguyên tắc không loại trừ bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp Nhà nước hay Doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài thì cũng phải có nghĩa vụ tuân theo quy định pháp luật Việt Nam.”

Hôm 24 tháng 7 năm 2017, tại buổi thị sát khu liên hợp gang thép của Công ty TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh (FHS) và làm việc với FHS, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Không an toàn thì không được sản xuất; nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy. Việc nâng công suất nhà máy phải đi liền với bảo vệ môi trường”.

Đến nay Formosa vẫn tiếp tục vi phạm. Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang hiện ở Hà Nội nêu quan điểm của ông về vấn đề Formosa tái phạm:

“Theo quan điểm của tôi thì phải đóng cửa Formosa và tống xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chừng nào Formosa còn hiện diện thì nguy cơ bùng phát thảm họa môi trường còn hiện hữu. Thế thì tại sao không buộc Formosa phải bồi thường thỏa đáng những hậu quả họ gây nên và đóng cửa Formosa ngay lúc này để trừ hậu họa?”

Cựu nhà báo Minh Thọ từ Sài Gòn cho rằng đối với Formosa thì cần phải khởi tố, điều tra về vi phạm môi trường thì mới ra vấn đề chứ theo kiểu ‘bất khả xâm phạm’ thì sẽ không giải quyết được gì. Ông nhận định:

“Cảnh sát môi trường kết hợp Sở Tài nguyên – Môi trường rồi Ủy ban Nhân dân Tỉnh dư sức xử lý nhưng họ lại không làm, có bàn tay nào ngăn chặn họ. Cái này là một dấu hỏi lớn.”

Hiện một số bài viết liên quan đến Formosa như bài:

“Phó Thủ tướng yêu cầu xem lại ưu đãi thuế cho Formosa Hà Tĩnh” của báo Tuổi Trẻ; bài “Có thể đàm phán lại với Formosa về chính sách ưu đãi thuế” của báo Thanh Niên; bài “Hà Tĩnh: Cảnh sát môi trường ‘bó tay’ với hàng triệu tấn chất thải của Formosa” của Báo Mới đã bị lấy xuống không thể truy cập được nữa.

Tội chồng tội

Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên – Môi trường đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được xếp đứng đầu danh sách các công ty gây ô nhiễm.

Formosa đã gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền trung, bắt đầu từ ven biển Hà Tĩnh lan dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường.

Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, công ty Formosa đã có những vi phạm dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa xử lý xả thẳng ra môi trường.

Formosa được ký hợp đồng thuê đất đến 70 năm, thuế thu nhập chỉ là 10%. Ngoài ra Formosa còn được miễn thuế thu nhập trong bốn năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuế tài nguyên.

Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết.

Chưa đến một tháng sau, ngày 23 tháng 7 năm 2016, báo chí trong nước loan tải thông tin các cơ quan chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà tĩnh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh lúc đó  thì khi kiểm tra chứng từ xuất kho cho thấy số lượng chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra khỏi nhà máy lên đến 267 tấn. Về việc này ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét chuyện cũ chưa giải quyết xong lại tiếp tục vi phạm mới:

“Sau khi Formosa xin lỗi và chưa ráo lời xin lỗi thì họ lại phạm tội ác kinh hoàng là lén lút thuê và chỉ đạo bọn quan tham địa phương chôn trộm hàng trăm tấn chất thải độc hại chưa qua xử lý ngay trên đất Kỳ Anh và nhiều nơi khác nữa đang còn bỏ ngỏ thì không hiểu các cơ quan chức năng sẽ xử lý trường hợp này như thế nào. Bây giờ Formosa thuê các công ty tư nhân của Việt Nam đã được cấp phép của Bộ tài nguyên Môi trường xử lý chất thải của Formosa thì khó mà khách quan được.”

Vào ngày 8 tháng 5 năm 2019, trên trang Tiếng Dân có bài của tác giả Nguyễn Ngọc Chu, trong đó tác giả viết rõ “Nhưng Formosa đang ngang nhiên vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều này Công an Hà Tĩnh đã khẳng định. Lời nói của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây không có lẽ không có giá trị đối với Formosa Hà Tĩnh? Ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi Trường hãy làm cho Formosa biết thế nào là lễ độ. Không để cho Formosa khinh nhờn cấp tỉnh, rồi thừa cơ coi thường cả Chính Phủ.”

Diễm Thi

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.