ILO “hoan nghênh Việt Nam phê chuẩn công ước cơ bản về thương lượng tập thể”

Kết quả bỏ phiếu phê chuẩn Công Ước ILO 98.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Lao Động Quốc Tế (InternationalLabor Organization- ILO) đã chúc mừng Việt Nam về quyết định quan trọng trong việc phê chuẩn một trong những công ước cơ bản của tổ chức này để thúc đẩy thương lượng tập thể.

Vào ngày 14 tháng Sáu/6, tất cả 452 đại biểu Quốc Hội có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu đồng ý với hồ sơ của Chính phủ để phê chuẩn Công Ước ILO 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Công Ước 98 là một trong tám công ước cốt lõi của ILO theo Tuyên bố 1998 của ILO về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc, bao gồm: quyền tự do lập hội và công nhận quyền thương lượng tập thể; loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; xóa bỏ lao động trẻ em; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Tất cả các quốc gia thành viên ILO nên tôn trọng và áp dụng các nguyên tắc theo Tuyên bố năm 1998.

Deborah Greenfield, Phó Tổng Giám đốc Chính sách của ILO phát biểu “Chúng tôi chúc mừng Việt Nam về việc phê chuẩn Công Ướcc 98. Đây không chỉ là quyền cơ bản mà còn là một quyền cho phép tạo điều kiện bảo vệ các quyền khác của người lao động.”

Được thông qua vào năm 1949, Công Ước 98 có ba phần chính để đảm bảo rằng thương lượng tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể diễn ra một cách hiệu quả. Chúng bao gồm bảo vệ công nhân và cán bộ công đoàn chống lại hành vi phân biệt đối xử của người sử dụng lao động, bảo đảm cho các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động không bị can thiệp hoặc chi phối lẫn nhau, và yêu cầu các biện pháp thể chế và pháp lý do Nhà nước cung cấp để thúc đẩy thương lượng tập thể.

Một thay đổi đáng kể mà Việt Nam sẽ cần phải thực hiện để phù hợp với quy ước này là tránh xa tình trạng phổ biến hiện nay khi các công đoàn cơ sở bị chi phối bởi cơ quan quản lý. “Trong nhiều nhà máy, không khó để tìm một người quản lý cấp cao hoặc giám đốc nhân sự đóng vai trò là chủ tịch công đoàn,” Giám Đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee nói. Đưa các hiệp hội công đoàn độc lập ra khỏi sự thống trị hoặc can thiệp của giới quản lý là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ công nghiệp hài hòa, ổn định và tiến bộ để phát triển bền vững.

Ông nói rằng công nhân, công đoàn và người sử dụng lao động Việt Nam đã chứng minh được ý chí và năng lực của họ đối với thương lượng tập thể thực sự, như thể hiện trong sự phát triển đột phá gần đây của thương lượng tập thể của nhiều chủ lao động trong ngành điện tử ở Hải Phòng, ngành du lịch ở Đà Nẵng và ngành nội thất ở Bình Dương.

Việc phê chuẩn Công Ước 98 sẽ thúc đẩy sự lan truyền của thương lượng tập thể đích thực cho các giải pháp cùng có lợi tại nơi làm việc của Việt Nam, có khả năng dẫn đến điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất cao hơn và thịnh vượng chung, góp phần phát triển bền vững, ông nói thêm.

Tám công ước cốt lõi của ILO, bao gồm Công Ước 98, theo các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, đã trở thành một phần trung tâm của thế hệ hiệp định thương mại tự do mới, bao gồm Hiệp Định Toàn Diện và Tiến Bộ về Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU – Việt Nam (EVFTA), cũng như hầu hết các chính sách có trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Công Ước 98 là công ước cơ bản thứ sáu mà Việt Nam đã phê chuẩn. Các công ước khác là Công Uớc 29 về chống lao động cưỡng bức, Công Uớc 100 và 111 về không phân biệt đối xử và Công Uớc 138 và 182 về lao động trẻ em.

Bộ Trưởng Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Đào Ngọc Dung cho biết Việt Nam cũng sẽ chuẩn bị phê chuẩn hai công ước còn lại, Công Ước 105 về lao động cưỡng bức vào năm 2020 và Công Ước 87 về tự do lập hội vào năm 2023.

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.