Rủi ro của các nhà đầu tư khi chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Một xí nghiệp may. Ảnh: Báo Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi thời kỳ dân số vàng của Trung Quốc dần qua đi, chi phí sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng lên đáng kể. Vấn đề này, cùng với áp lực bảo vệ môi trường ngay càng tăng cao, đã khiến nhiều công ty đa quốc gia chuyển nhà máy của họ đến Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ đang tìm cách để hạn chế tổn thất từ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy vậy, sẽ là quá đơn giản hóa vấn đề khi cho rằng môi trường kinh doanh ở các nước Đông Nam Á là tuyệt vời đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đúng là một số báo cáo gần đây của các hãng tư vấn và viện nghiên cứu cho thấy Đông Nam Á hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại, nhưng các báo cáo ấy không hề đề cập những rủi ro kinh doanh ở các nền kinh tế này. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là ở Campuchia và Việt Nam.

Môi trường kinh doanh ở Campuchia vẫn rất phức tạp. Đầu năm nay, vì đình công bất hợp pháp, khoảng 1.200 công nhân đã bị sa thải khỏi các nhà máy cung ứng cho các nhãn hiệu H&M và Marks & Spencer.

Đồng thời, chi phí nhân công ở Campuchia cũng đã tăng nhanh. Từ năm 1997, lương tối thiểu hằng tháng ở nước này đã tăng từ 40 đô la lên 182 đô la vào năm nay. Nếu tính luôn phúc lợi công nhân và các trợ cấp khác, chi phí sẽ là 210 đô la, cao hơn lương cơ bản hằng tháng tại Bangladesh, Sri Lanka, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan và Lào.

Trong những năm gần đây, biểu tình và đình công của công nhân ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó, năng suất lao động của Campuchia chỉ bằng 60% của Trung Quốc, đứng sau cả Việt Nam và Indonesia, những nước có năng suất bằng 80% của Trung Quốc.

So với Trung Quốc, Campuchia có chuỗi cung ứng kém hiệu quả hơn, từ cơ sở hạ tầng cho đến các cơ sở hỗ trợ ngành công nghiệp chế tạo. Do đó lại làm phát sinh thêm chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Không chỉ vậy, sang năm Campuchia còn có thể mất ưu đãi miễn thuế khi xuất khẩu sang EU sau khi Liên minh này khởi động vào tháng Hai vừa rồi một tiến trình hủy bỏ các ưu đãi thương mại cho Campuchia do các lo ngại về nhân quyền.

Trong khi đó, Việt Nam được xem là bên hưởng lợi lớn nhất từ thương chiến Mỹ-Trung.

Nhờ vào sự thay thế nhập khẩu và các tác động lan tỏa khác, Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại, với mức tăng trưởng kinh tế bổ sung có thể ở mức 7.9%, theo một báo cáo của Nomura Securities. Song đó là cách nhìn quá đơn giản vấn đề: nhóm nghiên cứu của Anbound tin rằng cơ hội lịch sử của Việt Nam đi kèm những rủi ro lớn.

Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, vốn tiếp tục nhập khẩu quy mô lớn. Lạm phát do nhập khẩu là một viễn cảnh trông thấy và sẽ gây áp lực khiến chi phí nhân công tăng. Các công nhân, khi nhận thấy tác động từ lạm phát tăng cao, sẽ càng có động lực tiến hành biểu tình và đình công. Chính phủ có thể nhượng bộ yêu cầu đòi tăng lương để chống lại lạm phát nhập khẩu. Song làm như vậy Việt Nam sẽ mạo hiểm đánh mất lợi thế là thiên đường nhân công giá rẻ trong mắt các nhà đầu tư.

Việt Nam đã tận hưởng tăng trưởng kinh tế cao và mức tăng tưởng 7,08% của năm ngoái đã vượt quá kỳ vọng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nguy cơ gặp phải tình trạng “nghẽn cổ chai phát triển”. Một biểu hiện là sự gia tăng số lượng cao ốc ở các thành phố Việt Nam, một dấu hiệu đáng báo động rằng lợi nhuận từ ngành chế tạo đang chảy nhanh vào ngành bất động sản thay vì được tái đầu tư để mở rộng sản xuất.

Hơn nữa, Việt Nam đang thu hút một lượng rất lớn FDI – 10.8 tỉ đô la chỉ trong quý 1 năm nay – làm gia tăng mức độ nhạy cảm của nền kinh tế trước những chuyển dịch của tư bản nước ngoài.

Rõ ràng trong ngắn hạn, Campuchia và Việt Nam chắc chắn sẽ hưởng lợi lớn từ quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu và tái dịch chuyển ngành chế tạo. Song, không như Trung Quốc, các nền kinh tế và thị trường nhỏ hơn này chứa đựng những rủi ro đáng kể mà các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải suy xét rất kỹ lưỡng.

Chi phí tăng, “nghẽn cổ chai phát triển”, lực lượng lao động kém hiệu quả hơn, chuỗi cung ứng yếu hơn, và các phong trào công đoàn mạnh mẽ hơn sẽ dần trở nên rõ ràng trong những năm tới – đặt Việt Nam và Campuchia vào chính tình thế bất lợi của Trung Quốc bây giờ.

Cuối cùng, trong một thế giới mà tình trạng sản xuất dư thừa đang trở nên tràn lan và vượt khỏi tầm kiểm soát, những sự tái phân bổ đầu tư nước ngoài như vậy sẽ chỉ càng làm sản xuất dư thừa thêm. Và nếu như một cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ, các nền kinh tế nhỏ hơn như Việt Nam và Campuchia sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề hơn rất nhiều so với Trung Quốc.

Chen Gong

Chen Gong là người sáng lập và là nhà nghiên cứu chính của Viện nghiên cứu độc lập Anbound, thành lập năm 1993 và đặt trụ sở tại Bắc Kinh.

Nguyên bản Anh ngữ: “Moving factories from China to Southeast Asia? Watch out for rising costs and strikes”, South China Morning Post, 1 tháng Bảy, 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”