Ký sự thăm nuôi TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn: Bộ mặt côn đồ của an ninh tỉnh Thanh Hóa

Anh chị em trong phong trào đấu tranh nhân quyền cùng gia đình trong chuyến thăm nuôi TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn ở Trại giam số 5, Thanh Hoá hôm 10 tháng Bảy, 2019. Cô Minh Mẫn sẽ ra khỏi cổng tù ngày 2 tháng Tám tới đây. Ảnh: FB Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chúng tôi vừa có dịp ra Trại giam số 5, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa để thăm nữ TNLT kiên cường Nguyễn
Đặng Minh Mẫn.

Theo luật, việc thăm nuôi tù nhân là chuyện bình thường. Tuy nhiên, đối với tù nhân chính trị, lực lượng an ninh đặc biệt ra sức khủng bố, trấn áp bất cứ ai dám quan tâm đến “phản động”.

Quả thật đường vào Trại giam số 5 rất khó đi, đi qua bao nhiêu mỏ đá cuối cùng cũng có mặt ở cổng phân khu số 3. Ngó ngó nghiêng nghiêng chẳng thấy trực ban ở đâu chỉ thấy vài anh điện lực đang làm việc ở đó, bèn hỏi họ chỉ đường vào phân khu số 4.

Băng qua cổng số 3 đi mãi, đi mãi một vòng lâu thì chỉ thấy tù nhân đang phải làm đủ thứ công việc lao động chân tay. Người thì cấy lúa, người thì bắt ốc,…

Đi một vòng lâu trong khu cải tạo mà chẳng thấy trực ban đâu hết và cuối cùng thì đến một điểm chốt (như hình là cổng vào khu số 4), chiếc xe 16 chỗ vẫn ngơ ngác tìm đường rồi bỗng có một cán bộ mặc sắc phục phi tới và hỏi các bác đi đâu? Một cô trong đoàn trả lời chúng tôi đi thăm tù nhân Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Nghe đến tên Mẫn ông cán bộ kia có vẻ bối rối.

Viên quản giáo bảo mọi người chờ, để anh ta gọi điện thoại hỏi ý kiến gì đó, gọi xong anh ta bảo chúng tôi phải quay đầu đi ra cổng số 3 và đi vòng bên ngoài tới cổng chính của Trại giam số 5.

Xa lắm, phải đi thêm 5-6 km nữa mới tới cổng chính Trại giam số 5, đập vào mắt chúng tôi là những tên mặc thường phục đã chờ sẵn và đang “chăm sóc” những bằng hữu của chị Mẫn đến từ Hà Nội.

Chúng tôi xuống xe bắt tay chào hỏi nhau xong và tranh thủ chụp hình kỷ niệm. Mới được vài tấm ít ỏi, thì những viên an ninh thường phục xông vào gây sự, đe dọa đánh đập một chú người Hà Nội. Rất may là không ai bị đánh, nhưng nhận lại được những lời lẽ xúc phạm và bẩn thỉu của an ninh Thanh Hoá.

Chưa dừng lại ở đó, khi mấy tên an ninh mặc thường phục vừa chửi chúng tôi vừa doạ, thì ông chủ quán nước nơi chúng tôi đang ngồi bỗng nhiên lao ra cầm một con dao nhọn chửi bới và hăm dọa chúng tôi.

Dưới sự bảo kê và giật dây của phía an ninh Thanh Hóa, ông ta đe doạ là sẽ chém bất cứ ai trong chúng tôi, nếu cầm điện thoại lên chụp ảnh.

Một chế độ luôn tuyên truyền là “của dân, do dân và vì dân”, nhưng lại sợ sự thật, sợ những hành động côn đồ bị phơi bày ra anh sáng.

Và rồi mọi chuyện cũng êm xuôi theo sự an bài của Thiên Chúa. Chúng tôi rời Trại giam số 5 một quảng đường khá xa và chờ gia đình của Nguyễn Đặng Minh Mẫn tại một quán cơm nhỏ.

Cuối cùng, kết thúc buổi thăm nuôi là một cuộc hội ngộ đầy tình người 3 miền Bắc – Trung – Nam.

CTV Facebook Việt Tân tại Thanh Hóa

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.