Ngoại giao kỳ lạ

Từ trái, trên xuống: Nguyễn Thị Kim Ngân gặp Tập Cận Bình, Bộ Trưởng Quốc Phòng hai nước Trung - Việt và tàu Haiyang Dizhi 8 được truyền thông quốc tế loan tải là đang hoạt động, từ ngày 3 tháng Bảy, tại khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Ảnh: Internet - Việt Tân edit
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông

Năm 1954, thừa cơ người Pháp buộc phải rời khỏi Đông Dương, Đài Loan chiếm đảo Ba Bình và Trung Quốc, đồng minh ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’ chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa của chúng ta.

Năm 1974, khi người đồng chí ‘môi hở răng lạnh’ đang vướng bận vào cuộc chiến thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Nước Mỹ bỏ rơi đồng minh và coi đó là món quà tặng Mao.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm 7 đảo/bãi đá ở Trường Sa là Gạc Ma, Chữ Thập, Subi, Gaven, Vành Khăn, Châu Viên và Tư Nghĩa. Các chiến hạm của hải quân Liên Xô đóng ở quân cảng Cam Ranh đã không làm gì để bảo vệ đồng minh như Hiệp Ước Hòa Bình Hữu Nghị Việt Xô ký trước đó mươi năm giữa Lê Duẩn và L. Brê giơ nhep [Leonid Brezhnev, TBT Đảng CS Liên Xô 1964-1982].

Kể từ đây, Trung Quốc cắm chân ở Trường Sa, xây dựng các đảo nhân tạo, sân bay, bến cảng, bãi tên lửa và biến những hòn đảo này thành các pháo đài quân sự trên Biển Đông.

Năm 2012, Trung Quốc vây chiếm bãi Scarborough, cách nước này 800 hải lý và cách Philippines 80 hải lý, nhưng nước Mỹ đã không làm gì để bảo vệ đồng minh như Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ-Philippines ký năm 1951.

Từ năm 1990 đến nay, Trung Quốc thực hiện chiến thuật ngoại giao bẻ đũa từng chiếc với các nước ASEAN, biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp, đe dọa kinh tế và quân sự buộc các các quốc gia láng giềng lùi bước trong việc khai thác và liên danh khai thác dầu khí trên vùng biển của mình.

Trung Quốc đang kiên trì thực hiện lối hành xử của bọn khủng bố, cướp bóc, trấn lột ngư dân Việt Nam, Philippines… trên Biển Đông hòng làm họ khánh kiệt và sợ hãi mà rời bỏ ngư trường truyền thống, vốn là biển của đất nước mình.

Hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã áp dụng triệt để sách lược ‘Tằm ăn dâu’ và ‘Rình rập vồ mồi’ rất thành công. Thực tế hơn sáu mươi năm cưỡng chiếm Biển Đông của Trung Quốc nói lên điều đó.

2. Cách hành xử của Việt Nam

Tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam không nhận thức ra mối hiểm họa Trung Hoa, nhất là sau sự kiện Trung Quốc phát động cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 và cuộc chiến này kéo dài cho tới khi lãnh đạo hai nước ký Hiệp Nghị Thành Đô năm 1990 mới kết thúc.

Điều tôi lấy làm lạ là, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn coi kẻ đã cướp một phần đất đai của tổ tiên để lại bằng cách ép Việt Nam vẽ lại biên giới trên bộ và trên biển Vịnh Bắc Bộ; kẻ đã chiếm trọn Hoàng Sa, một phần Trường Sa và đang vây ráp chúng ta ở Biển Đông là đồng chí.

Trong các cuộc thương thảo ngoại giao với Trung Quốc, người ta thường viện dẫn giữ gìn ‘Đại cục’, tuân theo phương châm ‘Bốn tốt’ và ‘Mười sáu chữ vàng’ do Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đề xuất mà bỏ qua nguyên tắc cơ bản trong bang giao quốc tế là BÌNH ĐẲNG và CÙNG CÓ LỢI.

Các sự kiện tàu Hải Dương 981 năm 2014, hay tàu Hải Dương 8 vừa mới đây, khoan thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là đều có tính toán của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Nếu để ý các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông liền trước chuyến thăm của chủ tịch Quốc Hội Việt Nam khiến chúng ta nghĩ đến chính sách ngoại giao răn đe của nước này.

Các sự kiện đó là:

1. Từ ngày 29/06 đến 03/07 bắn hỏa tiễn đất đối hạm ở Biển Đông. (1)
2. Từ ngày 03/07 đến nay, tàu Hải Dương 8 hoạt động thăm dò địa chất ở bãi Tư Chính thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thay vì hủy chuyến đi để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, Việt Nam vẫn đi Bắc Kinh. Tiếc rằng bà Ngân giữ im lặng. Cả hai bên chỉ nói tới củng cố và nâng cao hợp tác chiến lược toàn diện và sự tin cậy chính trị lẫn nhau. Bà Ngân còn mời Chủ Tịch Nhân Đại Lật Chiến Thư qua thăm Việt Nam. (2)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dù có đưa ra thông điệp mạnh mẽ bao nhiêu trong các ngày 16 và 19 tháng Bảy cũng không có sức nặng bằng một thái độ cứng rắn khẳng định chủ quyền đất nước của bà Ngân tại Trung Nam Hải.

Xem ra, Trung Quốc lại thành công trong phép thử bãi Tư Chính của họ, biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp.

Ba ngày trước, 21 tháng Bảy, ông Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng CSVN Võ Văn Thưởng, sang Trung Quốc tham dự hội thảo lý luận lần thứ 15 giữa hai đảng. Tôi tự hỏi, trong tình cảnh bị đe dọa, khủng bố ngoài Biển Đông như thế này, đoàn Việt Nam có thể thảo luận được gì đây?

3. Lời kết

Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả, nhưng điều đó không có nghĩa là làm bạn với kẻ thù.

Là nước nhỏ yếu bên cạnh Trung Quốc thì phải biết mềm dẻo và linh hoạt trong chính sách đối ngoại với người hàng xóm bất hảo này. Nhưng chính sách ngoại giao đó không phải là sự nhún nhường vô nguyên tắc, làm suy yếu tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt Nam.

Trung Quốc là người bày ra ván cờ Biển Đông, họ chủ động tiến hoặc lui tùy cơ hành động. Dã tâm chiếm 60% biển Việt Nam của Trung Nam Hải là không thay đổi. Một nền ngoại giao nhún nhường kỳ lạ kiểu này thì kẻ thắng ván bài này sẽ về tay Trung Quốc.

Lê Văn Sinh


1. BBC News, ngày 08/07/2019.
– Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm TQ, nâng cao ‘tin cậy chính trị’.
2. mnews.chinhphu.vn, ngày 08/07/2019. Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Trung Quốc.
– Dân Trí. ngày 12/07/3019 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội đàm với Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc.

Nguồn: Blog Tễu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.