Hy sinh đời bố – củng cố đời con

Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ đầu tháng Chín, 2019 sau một thời gian tạm thời lắng xuống, vụ án MobiFone mua lại 95% cổ phần AVG lại làm dư luận xôn xao bàn tán.

Lần này theo kết luận điều tra của công an, hai cựu bộ trưởng bộ 4T đều có nhận tiền đền ơn của Phạm Nhật Vũ lúc đó là chủ tịch AVG. Cụ thể Nguyễn Bắc Son đã nhận 3 triệu đô-la chia làm nhiều lần, riêng Trương Minh Tuấn thì khiêm nhường hơn chỉ bỏ túi 200 ngàn. Cuộc điều tra còn ghi nhận Lê Nam Trà cựu Chủ Tịch HĐTV MobiFone đã nhận từ Phạm Nhật Vũ 2,5 triệu Mỹ Kim sau khi thương vụ hoàn thành và Cao Duy Hải cựu Tổng Giám Đốc MobiFone được biếu 500 ngàn đô-la. Tổng cộng Vũ đã thảy ra 6 triệu 200 ngàn Mỹ Kim cho các quan chức nhà nước một cách nhẹ nhàng.

Đây là một vụ tham nhũng được dư luận chú ý nhiều nhất sau màn Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị lôi ra trước vành móng ngựa vào đầu tháng Giêng, 2018. Tại sao?

Thứ nhất, vì đây là lần đầu tiên số tiền thất thoát mà thực ra là tiền tham ô trong thương vụ ma quỷ này lên đến 7 ngàn tỷ VND. Vì giá trị thực của AVG chưa tới 2.000 tỷ đồng, thay vì 16.000 tỷ nghĩa là nó được định giá sai đến 8 lần để MobiFone làm căn cứ mua AVG. Món tiền gần 400 triệu đô-la lẽ ra còn được chia chác nhau giữa liên minh ma quỷ nhưng cuối cùng chúng nuốt không trôi. Chúng nuốt không trôi vì sự buôn bán mờ ám bị lôi ra ánh sáng và chúng thoả thuận với nhau, AVG phải hoàn trả đủ tiền cho MobiFone.

Thứ hai, đây cũng là lần đầu tiên số tiền tham nhũng được các quan chức lãnh đạo hàng cao cấp thừa nhận lên tới con số 6 triệu 200 ngàn Mỹ Kim cho cả 4 người. Người ta tin rằng đây chỉ là tiền “đền ơn đáp nghĩa” cho các quan chức nhà nước trong giai đoạn bôi trơn. Nếu nội vụ trót lọt, sự chia chác ắt phải đậm đà hơn nhiều. Thiên hạ phải giật mình vì cú đánh đưa đến một kết quả khá ngoạn mục của người đốt lò. Chứ mấy trận trước, người ta chỉ nghe nói nhà nước thất thoát hàng tỷ đồng mà hoàn toàn không biết những tham quan bị truy tố đã thực sự “xơ múi” bao nhiêu. Và nhất là số tiền thu hồi sau đó được báo cáo là thật thấp.

Riêng trường hợp cựu Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Bắc Son trong vụ này đã khai nhận đớp 3 triệu Mỹ Kim và nói món tiền ấy đã đưa cho người con gái nhiều lần. Nhưng người này từ chối và khai không hề nhận được số tiền nào từ ông cha. 3 triệu đô-la ấy hiện nay cuộc điều tra của công an cũng không tìm thấy, chúng mất tích một cách bí ẩn, thách thức khả năng thu hồi tài sản của cơ quan thi hành án sau này.

Thứ ba, lần đầu tiên câu nói “hy sinh đời bố – củng cố đời con” bị bẻ cua một cách chua chát. Đó là chuyện cựu Bộ Trưởng Son khai nhận 3 triệu và đã đưa cho con gái. Lời khai này thực sự đẩy đứa con ông ta vào vòng nguy hiểm mà đáng lý ra trong mối quan hệ cha con ông Son không nên làm như vậy. Nếu mình đã có gan nhận hối lộ thì mình làm mình chịu, sao lại đổ tội cho con. Cho dù đứa con ấy có nhận và hưởng hết số tiền ấy chăng nữa thì đó cũng là điều đúng theo quy luật chế độ xưa nay…”hy sinh đời bố”.

Ở khía cạnh khác, rõ ràng ông Son phải khai là đã đưa tiền cho con vì bản thân bị hăm doạ có thể bị mức án tử hình về tội nhận hối lộ. Nhưng trong trường hợp này đứa con phủ nhận, do đó công an cũng không tìm ra chứng cớ nào để buộc tội và truy tố. Nhưng điều khó khăn hơn hết cho cuộc điều tra là không tìm thấy tông tích số tiền 3 triệu ấy cất giấu ở đâu hoặc chi tiêu vào việc gì.

Vậy thử hỏi vì lý do gì mà ông Son lại khai đưa tiền cho đứa con gái?

Chỉ có một lý do duy nhất là Son không thể khai thật là mình lấy 3 triệu ấy mang chia cho các đàn anh như Nguyễn Tấn Dũng hay Lê Đức Anh để được bao che cho cái ghế bộ trưởng bộ 4T. Dùng tiền hối lộ để mua sự bao che của cấp trên phòng khi cần đến là hợp “quy trình” của hệ thống cộng sinh trong giới cán bộ đảng. Vả chăng 3 triệu đô nho nhỏ ấy cũng chỉ là tiền chùa, anh Son tin chắc mình sẽ còn nhiều hơn trong món hời 7.000 tỷ mà Phạm Nhật Vũ vớ được trong đó có công của Son.

Nay anh Son bí quá nên đành khai đưa hết tiền cho con gái tưởng cho yên chuyện, không ngờ về mặt pháp luật và đạo đức gia đình phải chịu búa rìu dư luận với đủ mọi điều chê trách. Hoá ra anh Son chẳng làm đúng câu “củng cố đời con” chút nào!

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”