Những người lính trở về

Mộ phần của 81 binh sĩ Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù QLVNCH vừa được an táng - sau 54 năm hi sinh tại chiến trường Phú Yên - tại Westminster Memorial Park, California hôm 26/10/2019. Ảnh: FB Hội Cựu Quân Nhân Binh Chủng Nhảy Dù Quân Lực VNCH.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, chúng ta nghinh đón những người lính sau cuộc viễn du qua hai thế kỷ trở về với lòng đất mẹ. Dù nơi đây không phải là Việt Nam, nơi chốn các anh sinh ra, lớn lên và trở thành những chiến binh lính dù mũ đỏ oai hùng của một quốc gia đã trở thành quá khứ. Những người lính vô danh này là đồng bào, là ruột thịt, là cha anh của chúng ta. Họ là những người anh hùng đã chiến đấu và hi sinh trong một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong chiến sử cận đại của loài người, bảo vệ nền Hòa Bình, Tự Do và Hạnh phúc cho miền Nam Việt Nam, chống lại cuộc xâm lược của những người Cộng sản miền Bắc.

Đáng tiếc thay, lịch sử ngày hôm qua đã kết thúc bi thảm vào ngày 30 tháng Tư, 1975 để rồi biến họ trở thành những tử sĩ vô tổ quốc và hàng triệu người miền Nam Việt Nam trở thành những lưu dân khắp bốn phương trời. Cho dù, chúng ta hôm nay là công dân của cường quốc số 1 thế giới, nhưng dòng máu của chúng ta là dòng máu Việt Nam, cũng giống như những người lính dù mũ đỏ này, chúng ta có cùng một cội nguồn, một quê hương đã mất.

Linh Mục Đặng Văn Chín, cựu Tuyên Úy Quân Đội Hoa Kỳ làm phép huyệt mộ và quan tài. Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông.
Linh Mục Đặng Văn Chín, cựu Tuyên Úy Quân Đội Hoa Kỳ làm phép huyệt mộ và quan tài. Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông.

Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ cuộc hy sinh của 81 người lính dù mũ đỏ vô danh, đón các anh yên nghỉ nơi mộ phần giữa cộng đồng người Việt hải ngoại tại nghĩa trang Westminster Memorial Park sau hơn 54 năm lưu lạc.* Lại một lần nữa, nước Mỹ đón chào các anh cũng giống như đón nhận gần 1 triệu di dân Việt Nam 43 năm trước. Mảnh đất nơi các anh sinh ra và ngã xuống đã không còn là nơi chốn để có thể trở về. Nhà cầm quyền CSVN đã hai lần từ chối lời đề nghị của chính phủ Hoa Kỳ nhận lại di cốt của các anh. Đó là cái mà họ gọi là cuộc “hòa giải dân tộc”. Nhưng không sao, có chúng tôi đây, đón nhận các anh trong niềm vinh dự, biết ơn và nồng ấm tình anh em, đồng bào ruột thịt. Nơi các anh yên nghỉ là một quốc gia vĩ đại, hòa bình và Tự Do.

Cuộc chiến đấu của các anh ngày hôm qua không bao giờ bị lãng quên, nó được chúng tôi nhắc nhớ đầy tự hào với những thế hệ tiếp nối. Vì đó là cuộc chiến đấu cho Tự Do, cho những lý tưởng và giá trị thiêng liêng của con người được tạc ghi trong của Hiến Pháp VNCH, cũng như Hiến Pháp Hoa Kỳ. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó là vĩnh cửu, cũng giống như cuộc tranh đấu giữa Bóng đêm và Ánh sáng, giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Đức Tin và Vô thần. Chẳng phải thế giới và nước Mỹ hôm nay cũng đang phải phải đấu tranh với những thế lực đen tối, tội ác chống lại loài người ở những quốc gia cộng sản, những nền chính trị độc tài sắt máu đe dọa nền hòa bình, nhân phẩm và Tự do của nhân loại hay sao?

Cuộc chiến đấu của 81 người lính dù mũ đỏ anh dũng đã kết thúc, nhưng cuộc chiến với cộng sản, với các chế độ độc tài phi nhân trên thế giới thì vẫn tiếp tục.

Chúng ta cũng không quên hơn 200 ngàn người lính cộng hòa đã vĩnh viễn nằm lại Việt Nam, tại những nghĩa trang tử sĩ đang bị xâm hại, đập phá bởi nhà cầm quyền cộng sản hay trên những triền đồi, núi rừng hoang lạnh. Lịch sử ngày hôm qua có thể bất công với các anh, nhưng chúng tôi không thể lãng quên và bất công với cha ông của mình. Các anh là nguồn cội, là lịch sử của chúng tôi. William E. Gladstone, một thủ tướng Anh thế kỷ 19 đã có một nhận định, đánh giá bất hủ “Hãy cho tôi thấy cách thức mà một quốc gia, một cộng đồng đối xử với những người đã chết, tôi sẽ đánh giá chính xác như một phép tính toán học về mức độ nhân văn của người dân ở đó, sự tôn trọng luật lệ của xứ sở và lòng trung thành của họ với những điều được coi là lý tưởng thiêng liêng.”

Trước giờ hạ huyệt. Ảnh: FB Hội Cựu Quân Nhân Binh Chủng Nhảy Dù Quân Lực VNCH
Trước giờ hạ huyệt. Ảnh: FB Hội Cựu Quân Nhân Binh Chủng Nhảy Dù Quân Lực VNCH

Chúng tôi cũng ghi nhận và cảm ơn sự trân quí mà chính quyền Hoa Kỳ đã dành cho những cựu binh và viên chức VNCH và cả những tử sĩ vô danh như 81 người lính dù mũ đỏ hôm nay – họ là những người đồng minh quả cảm, anh dũng chiến đấu và hy sinh bên cạnh hơn 58.000 người lính Mỹ trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do và Nhân bản, những quyền thiêng liêng mà Chúa đã ban tặng cho loài người. Việc làm ý nghĩa này là một lời nhắc nhớ về cội nguồn của chúng tôi về cuộc chiến đấu của cha ông mình, những giá trị mà chúng tôi đang được thụ hưởng từ sự hy sinh của họ. Đó là niềm tự hào và trách nhiệm cao quí. Những thế hệ VNCH sau 1975 lớn lên ở Hoa Kỳ vẫn đang tiếp nối những giá trị của quá khứ hào hùng, bi tráng hôm qua, góp phần đầy hãnh diện vào một nước Mỹ hùng mạnh với những khoa học gia, tướng lãnh xuất chúng.

Đội lính 1 St Marine Division Bank bắn 21 phát súng tiễn đưa 81 tử sĩ nhảy dù về miền miên viễn. Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
Đội lính 1 St Marine Division Bank bắn 21 phát súng tiễn đưa 81 tử sĩ nhảy dù về miền miên viễn. Ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Tất cả chúng ta hôm nay thẫm đẫm những tinh thần và tình cảm đó, nghiêng mình tưởng nhớ về sự hy sinh của những người lính VNCH và những đồng minh Hoa Kỳ. Cầu xin Chúa đón nhận họ về nước Trời vĩnh hằng, trong tình yêu Thiên Chúa vô biên và xin nguyện cầu cho một tương lai tươi sáng hơn cho quê hương cố quốc của chúng ta – Việt Nam. Chúng tôi, những thế hệ tiếp nối cuộc chiến đấu của cha anh, xin vinh dự nhận lãnh trách nhiệm thiêng liêng với tổ quốc Hoa Kỳ và cả nguồn cội của mình, ủng hộ những thay đổi Dân Chủ và Tự Do cho Việt Nam dấu yêu.

Nhật Phong

* Chiếc vận tải cơ C-123 thực hiện chuyến không vận binh lính từ Pleiku về Tuy Hòa bị bắn rơi trên không phận Phú Yên vào ngày 11/12/1965 khiến cả 4 nhân viên phi hành đoàn người Mỹ cùng toàn bộ 81 chiến sĩ Mũ Đỏ của Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù QLVNCH tử nạn. Bởi nơi phi cơ rơi nằm trong vùng quân CS Bắc Việt kiểm soát, nhiều năm sau toán tìm kiếm mới vào được tận nơi thu gom những hiện vật rải rác phía ngoài chiếc vận tải cơ lâm nạn.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…