Vì sao các chính phủ lại sợ dịch COVID-19?

Dịch COVID-19 nay trở thành mối đe dọa cho người dân trên khắp thế giới, trong đó có California, Hoa Kỳ. Ảnh: APU GOMES/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dịch bệnh COVID-19 nổ ra tại Trung Quốc từ Tháng Mười Hai, 2019 và đến nay đã lan truyền ra đến trên 125 quốc gia. Tuy nhiên đặc biệt là tại Mỹ và Anh các chính quyền chỉ mới đến tuần này mới bắt đầu công nhận sự nghiêm trọng của bệnh dịch này.

Cả Anh và Mỹ đều cho đến nay đưa ra biện minh từ các mô hình toán học của họ về bệnh dịch. Các mô hình toán học này như thế nào để có thể làm thay đổi thái độ của chính phủ Trump và Boris Johnson.

Tại đây chúng ta thử biến mình thành những nhà dịch bệnh học nghiệp dư để tìm hiểu xem những mô hình này có thể cho ta biết tầm mức nghiêm trọng của dịch bệnh này như thế nào.

Ông cựu đổng lý văn phòng của ông Trump Mick Mulvaney có lần đã tuyên bố “Cúm cũng giết người vậy. Đây không phải là Ebola. Không phải là SARS. Không phải là MERS. Nó không giống như vụ dịch Ebola.”

Tất cả những lời tuyên bố của ông Mulvaney đều đúng. Theo thống kê của Mỹ trong mùa Đông 2017-18 riêng tại Hoa Kỳ, cúm giết đi 61.099 người. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh COVID-19 không giết người bằng Ebola, dịch bệnh SARS năm 2003 và dịch bệnh MERS năm 2012. Thành ra nó không phải là một trận dịch Ebola.

Nhưng ông Mulvaney đã lầm khi coi COVID-19 không nghiêm trọng bằng Ebola. Và đó là điều mà một mô hình toán học đơn giản có thể cho ta thấy.

Các nhà dịch bệnh học đặt tầm quan trọng vào hai thông số khi thiết lập một mô hình cho sự lan truyền và tầm mức nghiêm trọng của bệnh dịch. Thứ nhất là mức độ sát hại của nó và thứ hai là tốc độ lan truyền của nó.

Truớc hết chúng ta thử tìm thông số thứ nhất: Tỷ lệ sát hại của COVID-19 như thế nào?

Theo phân tích của Trung Tâm MRC Centre for Global Infectious Disease Analysis của các trung tâm Centers for Disease Control của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), thì so sánh với các trận dịch khác và cúm ta có bảng sau đây:

Bệnh dịch                                      Tỷ lệ sát hại

Ebola                                                50%

MERS                                               34,4%

Đậu mùa                                          30%

SARS                                                9,6%

COVID-19 (theo thống kê TQ)      3,4%

COVID-19 (dự phóng)                    1%

Sởi (measles)                                  0,2%

Cúm thường                                    0,1%

Tỷ lệ tử vong này có thể thay đổi rất nhiều tùy theo thời gian, không gian cũng như là khả năng chữa chạy. Tỷ lệ sát hại của COVID-19 rõ ràng là một chỉ tiêu di động thành ra tại đây ta cho vào hai con số, một do WHO ước tính dựa theo báo cáo của Trung Quốc và một dựa vào dự phóng của một nghiên cứu thực hiện bởi Trung Tâm Y Khoa thuộc viện đại học Imperial College London vốn tính thêm cả những truờng hợp bệnh không được khám phá cũng như những truờng hợp tử vong vì bệnh không được ghi nhận.

Các tác giả công trình nghiên cứu cho biết họ tin tuởng đến  95% rằng tỷ lệ tử vong thật nằm giữa 0,5 và 4% với 1% là có nhiều xác suất đúng nhất. Nó cũng là tỷ lệ được các nhà dịch bệnh học dùng trong mô hình của họ.

Trong bối cảnh này, so với Ebola và MERS thì COVID-19 rất gần với cúm thường, thành ra ta có thể không ngạc nhiên khi người ta lúc đầu coi thường COVID-19.

Thế nhưng khi so sánh thông số thứ hai thì ta thấy nó tệ hơn cúm nhiều và trong mọi truờng hợp nó còn tệ hơn cả Ebola và SARS nữa.

Con số 61.099 người chết về bệnh cúm tại Mỹ trong mùa Đông 2017-18 chiếm khoảng 0,14%  tổng số người bị cúm (ước tính là 44,8 triệu trường hợp). Ngoài ra còn bao gồm 808.129 truờng hợp nặng đủ phải đi nằm bệnh viện (tỷ lệ 1,8%).

Nay nếu ta giả thử một vụ lây lan cho COVID-19  tương tự như cúm năm 2017-18 thì ta thấy phải nhân lên gấp 10 cả hai trường hợp, tức là khoảng 600.000 người thiệt mạng và 8 triệu người nằm bệnh viện tại một nước Mỹ mà tổng số giường bệnh trong các bệnh viện chỉ lên đến chưa đầy 1 triệu. Nếu tỷ lệ tử vong mà như là tại Trung Quốc thì con số tử vong và nằm bệnh viện còn lên đến cao hơn nữa, ít nhất là 2 triệu người chết và 32 triệu người nằm bệnh viện, môt điều có thể nói là sẽ làm sụp đổ hệ thống y tế nước Mỹ.

Điều này dẫn đến vấn đề thứ hai. Liệu COVID-19 có dể lây lan bằng cúm hay không?

Thông số mà các nhà dịch bệnh học dùng để đo lường tốc độ lây lan của nó có ký hiệu là R0. Nó là môt phương trình tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng về căn bản nó tương đối giản dị một thông số R0 bằng 1 có nghĩa là một người bệnh có thể truyền bệnh cho một người khác. Nếu con số này giảm xuống duới 1 thì bệnh này dự trù sẽ tàn lụi đi một cách mau chóng. Nếu con số này lớn hơn 1 thì nó sẽ dự trù lan truyền ra ngoài, và lan truyền càng mau nếu con số đó càng cao.

Duới đây là một danh sách các thông số R0 cho các bệnh dịch trên. Tuy rằng hệ số này tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng những con số này được coi như là ước tính trong trường hợp không có gì kiềm chế:

Bệnh dịch                          Hệ số lan truyền

Sởi                                         15

Đậu mùa                              4,8

SARS                                     3

Covid-19                               2,8

Ebola                                     1,9

Cúm                                       1,3

MERS                                   0,8

(Theo WHO Centers for Disease Control, MRC Centre for Global Infectious Disease Analysis)

Trông vào đây ta có thể thấy tại sao người ta muốn ai cũng cần phải chủng ngừa chống lại lên sởi và đậu mùa, vì một khi có ai bị mắc bệnh nó sẽ mau chóng lan truyền sang tất cả những ai không có miễn nhiễm.

Hệ số trên cho thấy COVID-19 lây lan mạnh hơn cúm thường rất nhiều. Nhưng tại sao SARS có hệ số lây lan tương tự như COVID-19 lại không tạo ra một cuộc khủng hoảng như hiện nay?  Đó là vì SARS chỉ trở thành lây lan vài ngày sau khi có những triệu chứng rõ rệt. Điều đó có nghĩa là như các chuyên gia về dịch bệnh giải thích “hành động vào lúc đó để cô lập bệnh nhân có thể làm đứt dây chuyền truyền bệnh.”

Với COVID-19, vấn đề là nó có thể lây lan cho người khác ngay cả vài ngày trước khi có triệu chứng. Thành ra để làm đứt đường dây truyền bệnh, các nước tại Châu Á như Nam Hàn, Đài Loan dùng biện pháp thử nghiệm tích cực để cô lập những nguời bị nhiễm siêu vi khiến cho tỷ lệ lan truyền dần dà trở thành thấp hơn nhiều so với Châu Âu hay Mỹ. Và đó là lý do hiện nay các nuớc Châu Âu và Mỹ cũng bắt đầu phải gia tăng thử nghiệm cũng như gia tăng các biện pháp cô lập và “social distance.”

Lê Mạnh Hùng

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.