Khám nghiệm pháp y độc lập

Terrence Floyd ngồi im lặng ngay tại địa điểm người anh là ông, George Floyd, bị cảnh sát quì gối lên cổ và chết sau đó. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ở Việt Nam, thỉnh thoảng công chúng lại nghe thông tin về tình trạng công dân tử vong trong quá trình bị bắt giữ, tạm giữ, tạm giam, hoặc khi triệu tập làm việc tại cơ quan công an. Hầu hết trong số đó, sau khi khám nghiệm pháp y tử thi đều được kết luận nguyên nhân tử vong do tự sát, bệnh lý hoặc bị bạn tù hành hung.

Dĩ nhiên, nhiều gia đình nạn nhân đã không muốn tin vào những kết luận khám nghiệm tử thi này. Họ cho rằng thân nhân của mình không có bệnh lý gì trước khi tử vong, hoặc không có sự cố gì bất thường trong cuộc sống, hay đã từng có triệu chứng tâm lý xấu đến mức độ phải tự sát cả. Bên cạnh đó, khi nhận thi thể của thân nhân được bàn giao lại để chôn cất, thì họ không thể nghi vấn với những dấu vết bầm tím trên thi thể mà họ tin rằng là hậu quả của sự lạm dụng nhục hình.

Thế nhưng, dù tin hay không, thì kết quả khám nghiệm tử thi được trưng cầu bởi cơ quan điều tra đã có giá trị kết luận sự việc. Các hồ sơ được khép lại, nhưng rõ ràng, đã không thể khép lại sự ngờ vực của gia đình có thân nhân tử vong.

Đối chiếu với hoạt động điều tra của các quốc gia khác qua vụ án ông George Floyd đang làm sôi sục chính trường Hoa Kỳ. Ông ấy, một người Mỹ da màu đã tử vong vì sự lạm dụng bạo lực của nhân viên công lực, thì ở họ, đã chấp nhận một giải pháp minh bạch điều tra. Đó là, song song với việc khám nghiệm tử thi pháp y được thực hiện bởi cơ quan điều tra, thì tử thi ông George Floyd một lần nữa được khám nghiệm pháp y bởi các bác sĩ độc lập do chính gia đình nạn nhân trưng cầu.

Đây là một điểm đặc biệt trong hoạt động tư pháp Hoa Kỳ, giúp làm cơ sở đối chiếu kết luận giám định pháp y, minh bạch hoạt động tư pháp đến mức độ công chúng có thể kiểm tra, giám sát được.

Tương lai, việc tu chính Bộ Luật Tố tụng Hình sự cũng phải tính đến khả năng chấp nhận việc trưng cầu giám định tư pháp độc lập bên cạnh việc giám định tư pháp được thực hiện bởi các cơ quan thuộc hệ thống công quyền. Tuy kết luận của giám định tư pháp độc lập không được công nhận là cơ sở giải quyết vụ án. Thế nhưng, có sự đối chiếu kết luận giữa giám định của chính quyền và độc lập đã giúp gia đình nạn nhân hiểu rõ và đánh giá đúng vấn đề.

Nhìn tổng quát, việc minh bạch hóa các hoạt động điều tra có lợi nhiều mặt. Một mặt, có thể giúp chấm dứt tình trạng lạm dụng nhục hình của nhân viên công lực (nếu có), mặt khác, khôi phục lòng tin của công chúng vào các hoạt động của cơ quan công quyền.

Saigon, ngày 03/06/2020

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.