Bản giao hưởng Thủ Thiêm

Bà Phạm Phương Thảo, cựu phó bí thư thành ủy, cựu chủ tịch HĐND TP.HCM phát biểu trong buổi tọa đàm do Mặt Trận Tổ Quốc TP.HCM tổ chức hôm 4/6/2020. Ảnh: Báo Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu nhìn vào đời sống một đô thị, có lẽ nhà hát là thứ rất cần thiết. Nó quan trọng như bất cứ công trình phục vụ cộng đồng nào để khai minh dân trí!

Nói cách khác, nhà hát chuẩn quốc tế là một thiết chế văn hóa đặc biệt cho cư dân hiện đại.

Có thể đó là lý do từ nhiều năm nay, lãnh đạo TP.HCM luôn muốn có một nhà hát giao hưởng. Từ năm 2018, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua dự án nhà hát này. Ngay lập tức dự án vấp phải phản ứng của cử tri nên phải tạm gác…

Và mới đây, ngày 4/6/2020, bà Phạm Phương Thảo, nguyên chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố tiếp tục gợi lại vấn đề không để người dân chờ nhà hát quá lâu. Bà Thảo nói trong buổi tọa đàm do Mặt trận tổ quốc TP.HCM tổ chức.

Sự thực là người dân có đợi nhà hát từ rất lâu? Lấy bộ đếm nào để chỉ sự chờ đợi này trong phần đông dân chúng?

Chưa biết hai câu hỏi trên từ góc độ người dân ra sao, nhưng về phía chính quyền thì đúng là đã muốn xây dựng một nhà hát từ rất lâu! Dự án nhà hát đã được Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa thể thao và du lịch) đã trình duyệt từ năm 1999.

Dự án Nhà hát tiếp tục được gợi lại trong cuộc họp bất thường vào tháng 10/2018 đã vấp phải phản ứng quyết liệt của người dân.

Bởi lẽ, bối cảnh lúc bấy giờ, Thủ Thiêm đang dấy lên nỗi oan khiên ngút trời của công tác đền bù giải tỏa. Hàng ngàn người dân trở thành người khiếu kiện kéo dài, vất vưởng đến tận thủ đô Hà Nội để đòi công bằng. Trong cơn biến loạn vì mất đất của người dân, các cán bộ làm sai đã lần lượt trả giả hoặc đang đợi làm củi vào lò.

Đây cũng là lúc đô thị Sài Gòn oằn mình với trường học xuống cấp, ngập nước khắp mọi ngả đường và bệnh viện quá tải.

Bây giờ, có lẽ tình hình chẳng mấy cải thiện vì thành phố đóng ngân sách lớn nhất nước nhưng kinh phí giữ lại quá èo uột, chỉ khoảng 18%. Vì vậy với 1.500 tỷ đồng xây nhà hát là số tiền quá lớn so với đầu tư cho các công trình dân sinh.

Và cả sự vô duyên của một nhà hát mà nếu xây dựng xong, người mộ điệu thính phòng ít ỏi sẽ lội nước ngập, thúi hoắc, sình lầy tới thưởng thức…

Thông lệ của người làm quan trên toàn thế giới có hiểu biết sẽ ẩn dật sau khi hưu. Bà Phạm Phương Thảo xuất hiện đúng lúc nền kinh tế đang khó khăn vì đất nước vừa qua trận cách ly do nCovid, lại nhắc đến nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng là thật không phù hợp!

Nghệ thuật nói chung và âm nhạc giao hưởng nói riêng chỉ có thể đạt được thăng hoa khi mảnh đất dựng lên nhà hát ấy không nhuốm máu và nước mắt người dân lương thiện. Cây tuyết tùng ở Bắc Âu thường được chọn làm thùng đàn guitar chỉ vì nó chừa từng bị găm mảnh đạn chiến tranh.

Nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm sẽ chơi thứ âm nhạc gì ngoài điệu buồn oán thán và khắp thành phố người dân đang vất vả vì ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm, quá tải bệnh viện, cướp giật đường phố, bất an vì đạo đức xuống cấp…

Một nhà hát hiện đại là cần thiết cho một thành phố hiện đại.

Nhưng một nhà hát hiện đại được xây dựng trên hoang tàn Thủ Thiêm thì đó là một nhà hát chịu số phận oan vì bị người dân ruồng bỏ…

Thanh Nhã

Nguồn: FB Báo Sạch

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.