Covid-19: Pháp và 3 nước Liên Hiệp Châu Âu đặt mua 400 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca

Pháp, Ý, Đức và Hòa Lan ký hợp đồng mua 400 triệu liền vắc-xin ngừa coronavirus với công ty bào chế dược phẩm AstraZeneca. Ảnh: France24.com
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau giai đoạn khủng hoảng y tế vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu muốn đảm bảo họ sẽ không còn bị phụ thuộc vào nguồn vắc-xin ngừa virus corona trong tương lai do các nước ngoài Liên Hiệp sản xuất. Vì thế, bốn nước Đức, Pháp, Ý và Hà Lan đã ký một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm AstraZeneca, hiện giờ đang phát triển một loại vắc-xin được cho là đầy hứa hẹn để phòng ngừa virus corona.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Latxmi Lota cho biết thêm chi tiết:

Hãng dược phẩm khẳng định là việc thử nghiệm một loại vắc-xin ngừa virus corona hiện đang ‘có một bước tiến…’ Đây là một tập đoàn dược phẩm của Thụy Điển và Anh Quốc. Hợp đồng ký với Pháp, Đức, Ý và Hà Lan liên quan đến việc cung cấp 400 triệu liều vắc-xin. Theo nhà chức trách Đức, các nước trông chờ sẽ có vắc-xin ngay từ cuối năm nay.

Liên Hiệp Châu Âu muốn đảm bảo có được loại vắc-xin tương lai này. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, các nước thành viên Liên Âu đã hiểu ra rằng họ phụ thuộc vào dược phẩm của Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Vì thế, cũng giống như Mỹ từng làm, Liên Hiệp Châu Âu lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp mà họ thấy là đầy hứa hẹn.

Hôm thứ Sáu vừa qua, bộ trưởng Y Tế của các nước thành viên Liên Hiệp cũng đã ủy thác cho Ủy Ban Châu Âu để định chế này có thể thay họ thương lượng về các đơn đặt hàng. Ủy viên phụ trách dự án gọi đây là ‘một cơ chế được đơn giản hóa, nhanh hơn và rẻ hơn cho tất cả.’

Hoa Kỳ cũng đã đặt mua gần 1/3 số liều loại vắc-xin tương lai này của tập đoàn dược phẩm AstraZeneca.

Mặc dù chỉ có 4 nước ký hợp đồng, nhưng vắc-xin tương lai sẽ dành cho tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nếu họ muốn tham gia, và tập đoàn AstraZeneca đã hứa sẽ không lấy lãi đối với đơn đặt hàng của Liên Âu.

Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản và Nga cũng quan tâm đến loại vắc-xin do Đại Học Oxford của Anh điều chế và đang được hãng AstraZeneca thử nghiệm.

Theo Reuters, tập đoàn dược phẩm này còn ký nhiều thỏa thuận sản xuất vắc-xin ngừa virus corona với các đối tác khác, trong đó có hai quỹ của nhà tỉ phú Bill Gates, cũng như hợp đồng trị giá 1,2 tỉ đô la với chính quyền Mỹ.

Thùy Dương

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.