Đôi điều về mục tiêu đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ

Vương Đình Huệ (đứng), Bí thư thành uỷ Hà Nội chủ trì cuộc làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Khoa Học & Công Nghệ chiều ngày14/7/2020 tại Hà Nội. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Một nguyên tắc quan trọng của tiếp nhận thông tin

Trong tiếp nhận thông tin, có một nguyên tắc rất quan trọng: Tiếp nhận cái có lợi, bỏ qua cái không lợi; Tiếp nhận cái đúng, bỏ qua cái chưa đúng. Bởi thế, không nhất thiết luôn luôn phải phê phán hay tranh luận đúng sai ở mọi thông tin đưa ra.

2. Về mục tiêu “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á”

Chiều ngày 14/7/2020, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với Ban cán sự Đảng bộ KH&CN với sự tham dự của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP và Bộ trưởng bộ KH&CN [Khoa học & Công nghệ] Chu Ngọc Anh, cùng lãnh đạo các bộ, sở, vụ của hai đơn vị. Mục đích nghe thấy của buổi làm việc là đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á.”

Hà Nội không thể trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” chỉ sau một buổi làm việc. Nhưng dẫu sao buổi làm việc chiều ngày 14/7/2020 cũng vẽ ra một mục tiêu.

Chúng ta từng vẽ ra nhiều mục tiêu. Và rất nhiều mục tiêu chưa thành hiện thực. Cụ thể như mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 – đến bây giờ đã được thời gian kiểm nghiệm, là hoàn toàn thất bại. Còn mục tiêu xây dựng CNXH [Chủ nghĩa xã hội] thì “Thời kỳ quá độ chưa biết mấy chặng;” Và “Con đường đi lên CNXH đang phải làm sáng tỏ hơn nữa,” thì không biết bao giờ tới đích.

Thực ra thì “Con đường đi lên CNXH” không cần phải làm sáng tỏ nữa. Bởi vì “Con đường đi lên CNXH” đã được chính nơi khởi sinh CNXH là Liên Xô, và các nước CNXH ở Đông Âu, đã chứng minh là vô vọng, mà phải quay về “Con đường TBCN” [Tư bản chủ nghĩa].

3. Hai điểm tích cực

Nhưng dẫu sao thì mục tiêu đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” cũng có hai điểm tích cực.

Một là, lấy khoa học và công nghệ làm mục tiêu phấn đấu. Chứ không như vẫn đang lấy bất động sản làm phồn vinh, lấy đầu tư nước ngoài làm cứu cánh, lấy dịch vụ làm động lực, lấy xây dựng làm tăng trưởng, vay mượn của người làm sáng chế của mình như hiện nay.

Đây là một xác định chiến lược đúng. Chỉ khi Hà Nội tự sở hữu khoa học công nghệ ở tầm cao hàng đầu, thì mới có thể giàu có thực sự, thay cho giàu có phụ thuộc. Hơn thế nữa, chỉ khi Hà Nội tự sở hữu khoa học công nghệ ở tầm cao hàng đầu, thì mới có cơ hội trở thành cường quốc, vì dựa trên “phát minh tế bào” của chính mình, chứ không phải dùng nhờ “phát minh tế bào” của nước khác.

Hai là, đây là một mục tiêu tiếp cận được, khác với mục tiêu đưa Hà Nội “đuổi kịp Singapore” là mục tiêu không tiếp cận được.

Phải thấy sự khác biệt giữa tiềm lực khoa học và sự phồn vinh. Đi đúng hướng thì Hà Nội sẽ đạt được tiềm lực khoa học mạnh hơn Singapore, nhưng sẽ không đạt được mức thu nhập giàu có như Singapore. Lấy Tel Aviv hay Jerusalem của Israel mà so sánh với Singapore để làm thí dụ kiểm nghiệm.

4. Giải pháp

Nhưng khoa học Hà Nội đang bị giam cầm trong một cái cũi. Đã thế, khoa học Hà Nội đang bị chỉ đạo bởi những con chim sẻ không thể bay cao, đang bị dẫn dắt bởi những chú cuốc chỉ giỏi lủi mà không bao giờ cất cánh được.

Cho nên, muốn đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” thì trước hết phải phá cái cũi đang giam cầm khoa học và phải thay thế những người đứng đầu.

Giải pháp để Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” là một giải pháp phức hợp, không thể trình bày hết ở đây. Nên chỉ mạo muội gạch mấy đầu dòng chính.

4.1. Tôn trọng tự do học thuật

Là tiêu chí bao trùm để phát minh khoa học được tự do sinh sôi, nảy nở. Mọi sự trói buộc về học thuật sẽ không cho tư tưởng được tự do phát triển, thì sẽ không bao giờ có được những phát minh lớn.

Trong khoa học, tư tưởng không bị trói buộc bất cứ dưới hình thức nào là yêu cầu tiên quyết để khoa học phát triển. Tất cả những lĩnh vực bị trói buộc tư tưởng sẽ trở thành ‘nguỵ khoa học.’

4.2. Phá bỏ cơ chế quản lý lạc hậu

Phá bỏ cơ chế quản lý lạc hậu hiện nay là tiêu chí bao trùm thứ 2 để giải phóng cho khoa học được tự do phát triển. Cơ chế quản lý lạc hậu đang là gông cùm trói buộc sự phát triển của khoa học và công nghệ.

4.3. Ứng dụng thực tiễn là mục tiêu áp đảo

Ứng dụng thực tiễn là tiêu chí bao trùm thứ 3 – buộc khoa học phát triển đúng hướng. Mọi nghiên cứu đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Không ứng dụng được trong thực tiễn thì không nghiên cứu. Đây cũng là đòi hỏi tiên quyết.

Cho nên, mọi nghiên cứu đều xuất phát từ yêu cầu cụ thể của thực tiễn, phải được khách hàng yêu cầu, phải được khách hàng trả tiền, hoặc phải bán được cho khách hàng. Mọi nghiên cứu mà chi trả từ ngân sách nhà nước, chỉ đóng thành đề tài nghiệm thu bỏ tủ, phải hoàn toàn dẹp bỏ và nghiêm cấm.

Phải thực hiện nghiêm ngặt tiêu chí này để “quay ngoắt 180 độ” – hướng đại bộ phận các nhà nghiên cứu khoa học đích thực vào phục vụ thực tiễn. Làm tốt tiêu chí này sẽ thúc đẩy sản xuất, sẽ nâng cao hiệu quả lao động, sẽ có phát minh sáng chế hữu ích mới. Làm tốt tiêu chí này sẽ nâng cao mặt bằng ứng dụng công nghệ trong sản xuất và đời sống. Làm tốt tiêu chí này, sẽ tiết kiệm một khoản lớn ngân sách nhà nước. Làm tốt tiêu chí này, sẽ loại bỏ hết các nhà nguỵ khoa học, loại bỏ hết các GS TS [giáo sư, tiến sĩ] rởm. Làm tốt điều này sẽ xoá bỏ các đề tài nghiên cứu nhảm nhí vô nghĩa, cùng với đó là không cho phép sinh ra hàng ngàn các GS TS rởm mới.

4.4. Tập trung vượt trội cho nghiên cứu quốc phòng

Từ khi mở ra nền kinh tế thị trường hoang dã, người dân đổ xô vào làm giàu, còn lãnh đạo chạy theo tăng trưởng kinh tế ở xổi, mà hoàn toàn bỏ quên mất cơ sở nền tảng, từ chối tham vọng tự hùng cường. Kết quả là đua nhau chạy theo nền kinh tế bất động sản, nền kinh tế dịch vụ, nền kinh tế vay mượn, mà yếu ở nền kinh tế tự chủ, tự sáng chế, tự sản xuất.

Đất nước đang đối mặt với sự xâm lược chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, và vùng đặc quyền kinh tế mỗi ngày một hung tợn từ nhà cầm quyền Trung Quốc cộng sản. Hơn bao giờ hết, Việt Nam cần các nghiên cứu sáng chế độc lập trong lĩnh vực quân sự. Đây là nhiệm vụ cấp thiết bắt buộc. Có tham vọng thì mới đạt được.

Ở điểm này, Việt Nam phải học một phần nào đó từ 2 miền Nam Bắc Triều Tiên. Việt Nam rất cần những vũ khí hiện đại có sức công phá lớn chính xác cao, do tự chính mình sản xuất. Để làm được việc này, Việt Nam cần có một nhà lãnh đạo đầy hoài bão và tham vọng, đầy sinh lực và trí tuệ – tương xứng với tiềm lực của quốc gia 100 triệu dân.

4.5. Khoanh vùng nghiên cứu lý thuyết đột phá

Muốn có ứng dụng thì phải có lý thuyết. Nhưng đó phải là những nghiên cứu lý thuyết đột phá, dẫn đầu. Đó chính là những nghiên cứu mang đến các phát minh sáng chế công nghệ vượt trội, đưa đến các loại máy móc vũ khí hiện đại, được vinh danh bởi các giải thưởng khoa học danh giá như Nobel…

Với Việt Nam, phải chọn lọc và khoanh vùng các nghiên cứu lý thuyết. Không thuộc hướng đột phá thì không nghiên cứu. Không đạt mức dẫn đầu khu vực và thế giới thì không triển khai. Làm tốt điều này, sẽ loại bỏ các nghiên cứu lý thuyết vụn vặt, không ứng dụng được. Làm tốt tiêu chí này sẽ sinh ra các nhà khoa học lớn với những phát minh lớn. Chỉ số ít những bộ óc “siêu mạnh” mới bước vào đấu trường “siêu lý thuyết.”

4.6. Sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu khoa học

Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ thì Hà Nội có tất cả 124 trường đại học, 113 viện nghiên cứu, 14 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia cùng với hàng nghìn doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa đầy đủ là vì, chẳng hạn, thống kê này chưa nói đến hàng chục bệnh viện, thực chất là những trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm tuyệt hảo trong lĩnh vực y học.

Muốn trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” thì Hà Nội nhất thiết phải có một cuộc cách mạng về sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ. Để tài này cần trình bày chi tiết ở một diễn đàn khác.

4.7. Bổ nhiệm lại những người đứng đầu

Trong khoa học, không có tiêu chí đảng phái, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính. Đứng đầu các cơ sở nghiên cứu khoa học dứt khoát phải là những nhà khoa học giỏi đầu ngành.

Bởi thế phải xoá bỏ các rào cản hiện nay trong bổ nhiệm lãnh đạo các cơ sở nghiên cứu. Trong số đó, cụ thể là những người đứng đầu các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện… không được ràng buộc phải là đảng viên. Hơn thế nữa, lãnh đạo các bộ như: Bộ KH&CN, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm KH & CN, Viện Hàn lâm KH & XH – không cần đòi hỏi phải là đảng viên.

4.8. Xóa bỏ mọi hình thức khen thưởng giả tạo và danh hão

Một trong những đòn đánh nặng nề làm gãy cột sống của Khoa học Việt Nam chính là trăm thứ hình thức khen thưởng giả tạo và những chức danh hão. Chạy đua học hàm học vị và đủ các loại danh hiệu cùng huân huy chương – chính là dịch hạch tàn phá sự trung thực trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Căn bệnh này có nguồn gốc từ Liên Xô, nhưng phát triển bệnh hoạn hơn rất nhiều trong môi trường xã hội Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một đề tài rộng lớn cần một cuộc đại phẫu ở một dịp khác.

Còn nữa những đề xuất khác. Một giải pháp toàn diện cần được trình bày và truy xét cẩn thận ở một diễn đàn chuyên đề với sự đóng góp của nhiều nhà khoa học giỏi và tâm huyết.

5. Cú vồ mồi của hổ

Mong muốn Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” là một mong muốn xác đáng. Mục tiêu đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” là một mục tiêu có thể đạt được. Nhưng chưa phải là trong cơ chế hiện nay với sự dẫn dắt của những người hiện nay đang dẫn dắt. Muốn có những phát minh long trời lở đất, thì trước hết phải có bước chuyển mình long trời lở đất.

Thập niên 70 của thế kỷ trước, Cố giáo sư Tạ Quang Bửu đã đặt mục tiêu cho Toán học Việt Nam trở thành “Trường phái thế giới” ở 2 lĩnh vực Tối ưu và Kỳ dị. Ở một mức độ nào đó, mục tiêu này đã thành hiện thực.

Còn Cố TBT Lê Duẩn cũng từng đã nghĩ đến bom nguyên tử. Nhưng những người sau ông chỉ nghĩ đến những điều khác.

Muốn có cú vồ mồi của hổ, thì đầu đàn phải là một con hổ.

Dẫu sao thì cũng là một mơ ước xác đáng. Phải mơ ước để rồi thay đổi.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.