Doanh nghiệp cũng chờ gói hỗ trợ trên TV

Một doanh nghiệp hoạt động trong thời dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ giữa tháng Chín trở đi tình hình dịch bệnh Covid ở Việt Nam có dấu hiệu ngừng lây lan và Tổng Cục Thống Kê nhà nước đã cho biết rằng tăng trưởng kinh tế đạt 1,8% trong 6 tháng đầu năm 2020. Đây là con số quá đẹp và đáng mừng vì hầu hết các nước trên thế giới đều tăng trưởng âm.

Cho rằng mình đã thoát khỏi tình trạng u ám, CSVN tin rằng sẽ đạt được một mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 để nhanh chóng trở lại thời kỳ “hoàng kim” trước Covid-19. Phục hồi kinh tế bao giờ cũng là mục tiêu của các chính phủ sau thời kỳ Covid-19. Nhưng phục hồi bằng ý chí chính trị hoàn toàn khác với phục hồi có kế hoạch và khả năng của chính nền kinh tế đất nước ấy.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay lại có vẻ không như kỳ vọng của các kinh tế gia trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Một bản tin của báo Vietnamnet hôm đầu tháng Chín đã mô tả ngược lại những con số của Tổng Cục Thống Kê. Đó làgần 100.000 doanh nghiệp ở Việt Nam từ ‘tạm ngừng’ đến ‘giải thể.” Con số 100.000 được phân tích bao gồm 34.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 24.000 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể và 36.000 doanh nghiệp không hoạt động.

Con số 34.000 doanh nghiệp “tạm ngừng kinh doanh có thời hạn” này chính là những doanh nghiệp đang cố gắng sống vất vưởng từ tháng Năm đến nay, chờ gói hỗ trợ 16.000 tỷ của nhà nước. Họ cần có tiền để nuôi sống công nhân, duy trì sự sản xuất, hy vọng một ngày mai tươi sáng.

Tuy nhiên theo quy định của nhà nước thì chỉ có những doanh nghiệp nào thực sự cạn kiệt tiền mới hợp thức hoá việc cho vay. Trường hợp trong ngân hàng còn tiền thì cứ cố xoay xở và không cần vay mượn. Điều kiện nhà nước đưa ra thật buồn cười, vì tuy còn tiền trong ngân hàng nhưng chỉ đủ để sản xuất cầm chừng và sống cầm chừng. Do đó nếu có thêm gói cứu trợ của chính phủ mới tính được chuyện nuôi công nhân và lập kế hoạch sản xuất lâu dài. Nếu không, doanh nghiệp sẽ chết sau một thời gian cố gắng kéo dài sự sống, đồng thời kéo theo sự cạn kiệt tiền vốn.

Đây là những công ty, xí nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, không như những đại công ty quốc doanh vốn liếng dồi dào, lại được nhà nước chăm lo đầy đủ trong mùa dịch bệnh. Thật khó hiểu khi công bố hàng ngàn tỷ đồng cứu trợ và rêu rao giải cứu doanh nghiệp mà còn lo sợ doanh nghiệp lợi dụng nên phải lập thêm nhiều rào cản. Vậy nhà nước đưa tiền ra giải cứu ai?

Do đó gói hỗ trợ 16.000 tỷ đầy hấp dẫn đưa ra theo báo Vietnamnet chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đạt yêu cầu, có nghĩa là chỉ có một xí nghiệp duy nhất được vay tiền để tiếp tục sống. Trong khi đó các doanh nghiệp khác cũng nộp đơn, nhưng vướng phải thủ tục quá khó khăn nên cuối cùng đa số phải bỏ cuộc.

Điều đó cũng có nghĩa là đại đa số các doanh nghiệp này phải chết trong mức tăng trưởng 6,5% ảo của năm 2021 do chính phủ đưa ra. Còn việc 100.000 doanh nghiệp sẽ qua đời hay sắp qua đời và làm thế nào kinh tế tăng trưởng 6,5% chắc là chuyện của chính phủ tương lai sau đại hội đảng 13. Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hết nhiệm kỳ ra đi, cần gì quan tâm tới con số 6,5%.

Ngoài ra để biện minh cho sự thắt chặt gói hỗ trợ, các cơ quan nhà nước nói rằng đa số các doanh nghiệp không khai thật. Vì nếu doanh nghiệp chứng minh sự khó khăn tài chánh để vay tiền thì có thể bị ảnh hưởng đến kinh doanh, khó có thể ký các giao kèo làm ăn. Nói cách khác khi nhà nước gán cho doanh nghiệp tội khai man thì không bao giờ được sờ tới gói hỗ trợ.

Sự lình xình trong vụ vay tiền của gói cứu trợ 16.000 tỷ của các doanh nghiệp đang lao đao không khác gì gói cứu trợ 64.000 tỷ cho bà con lao động, công nhân nghèo từ tháng Tư, 2020. Đến nay tổng kết lại chỉ có khoảng 1/3 lao động thất nghiệp nhận được tiền cứu trợ, một con số quá thấp cho thấy sự thất bại của chính sách đầu voi đuôi chuột. Còn đa số người lao động nghèo vẫn kiên nhẫn chờ dài cổ trên TV.

Gói hỗ trợ 16.000 tỷ dành cho các doanh nghiệp đang ngoắc ngoải bên lề nền kinh tế, hiện còn nguyên trong các ngân hàng chưa biết bao giờ được giải ngân. Đó là hình ảnh thực tế nhất của những cái loa tuyên truyền của nhà nước về cái gọi là “nỗ lực giải cứu doanh nghiệp.”  

Đất nước lại có thêm nạn nhân Covid-19, lần này là hàng chục ngàn doanh nghiệp mỏi mòn ngồi chờ sự hỗ trợ trên TV.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.