Ba đồng một mớ “nhà văn”

Đại hội Hội Nhà Văn Việt Nam, tháng 11/2020. Ảnh: Plo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại hội “hội nhà văn Việt Nam” vừa qua, có lẽ đã lột tả được hết sự tha hóa bệ rạc của đám người vốn trước nay được tô vẽ là những “văn nhân,” “thi khách” – những đại biểu văn hóa của xã hội Việt Nam thời xã nghĩa.

Nó hạ cấp đến nỗi những tờ báo chính thống lề đảng cũng không khỏi ngao ngán mô tả như một phiên chợ hỗn loạn, bát nháo. Đám “văn nhân, thi sĩ” ấy sau hồi tán phét, co cẳng ngồi giữa hội trường chém gió đủ thứ chuyện trên trời, chen lấn xô đẩy nhau đi bỏ phiếu chức danh chủ tịch và ban lãnh đạo hội, rồi túa ra phía ngoài hội trường ăn uống, hút thuốc để mặc đám diễn giả gần như độc thoại trình bày các tham luận trước những hàng ghế trống.

Một vài cảnh tượng trong đại hội X Hội Nhà Văn Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 11/2020
Một vài cảnh tượng trong đại hội X Hội Nhà Văn Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025, tháng 11/2020

Năm nay, ông Nguyễn Hữu Thỉnh sau khi đã ngồi mục cái ghế chủ tịch tới 4 nhiệm kỳ, đã xin từ nhiệm để “tạo điều kiện cho thế hệ trẻ” có cơ hội. Tuy vậy, phiếu bầu cho ông vẫn cao ngất ngưởng, hơn tất cả các ứng viên khác. Tình thế ấy, khiến ông Thỉnh bối rối lắm nhưng ông vẫn nhất quyết xin rút khỏi vị trí chủ tịch hội để chứng tỏ cái “bản lãnh kẻ sĩ” của ông.

Đấy, thế mới biết ông Thỉnh được lòng “anh em” thế nào, ông ngồi cái ghế chủ tịch suốt hai thập kỷ là vì “anh em” tín nhiệm, chứ không phải như bọn nào đó thối mồm bảo ông là tham quyền cố vị. Mà sau đây để xem, có “thằng nào, con nào” làm được hơn ông?

Thời ông dẫn dắt cái hội này, tiền ngân sách mỗi năm rót đều đặn vào tài khoản hội tới 4-5 triệu Mỹ Kim, xe công vụ nườm nượp, văn phòng trụ sở thênh thang… dù cả năm, 4 vạn “chiến sĩ canh giữ mặt trận văn hóa” cố gắng lắm cũng chỉ “rặn” ra được vài sản phẩm văn chương hàng chợ, vô hồn. Cái đám “văn sĩ” nó vậy, cứ rượu thịt ngập mặt, lấp mề, thì chữ nghĩa lại “tịt” luôn, giống như loài… gà vịt vậy.

Nhưng 4 vạn con gia cầm có nhãn hiệu “nhà văn” này nó tịt đẻ, đó không phải do lỗi của ông Thỉnh. Mà là lỗi của những kẻ ngồi trên ông Thỉnh, người ta chỉ muốn đám “nhà văn” ấy kêu cục tác hoặc gáy ò ó o… những giai điệu mà Đảng muốn nghe.

Đảng không cần họ sáng tác, thực sự càng không muốn xuất hiện những Vũ Trọng Phụng, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Thụy An, Lưu Quang Vũ… một lần nữa. Và vì thế, đảng đổ đầy thóc gạo vào những cái máng và đám gà vịt ấy ngày đêm hoan hỉ “cục tác” những giai điệu “ơn Đảng, ơn chính phủ” như ông Thỉnh đã từng sung sướng thốt lên “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta.”

Đã từ lâu lắm rồi, cái hội nhà văn của ông Thỉnh chỉ rặt toàn loại “giá áo, túi cơm,” văn nô hành nghề tụng ca công đức của thể chế. Chưa bao giờ cái mác “nhà văn” nó lại bị rẻ rúng đến thế. Nhưng công bằng mà nói, ông Thỉnh đã hoàn thành xuất sắc vai trò như con gà mái mẹ chăm chỉ “cục tác” và đào bới giun cho “đàn con” 4 vạn “chiến sĩ canh giữ mặt trận văn hóa” gồm toàn những kẻ tóc trắng nhiều hơn tóc đen.

Nói như vậy, để ghi nhận cái công lao của ông Thỉnh lớn lắm. Và không có gì lạ khi ông Thỉnh xin nghỉ, thì đám gà vịt ấy nháo nhác, hoang mang như “mất sổ gạo” vì không rõ kẻ thay thế ông Thỉnh có cáng đáng được trách nhiệm lớn lao đi “bới giun, tìm thóc” trong thời buổi “cúm Tàu” “thóc cao, gạo kém” này hay không?

Chẳng riêng gì Hội Nhà Văn Việt Nam mà hàng trăm cái đám “hội hè” mà thực chất là “cánh tay nối dài” của đảng như Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Thanh Niên, Hội Chữ Thập Đỏ,… mỗi năm tiêu tốn tới 80.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước ấy cũng đều giống nhau. Tất cả đều là những đám ăn tàn phá hại quốc gia này. Giống như những loài sán lãi bám vào mạch máu trên cơ thể ốm o của vật chủ, chúng chỉ ngừng lại cơn khát máu khi vật chủ đã chết khô.

Hôm trước, người viết hân hạnh được đọc một bài viết sâu sắc của Giáo Sư Nguyễn Hữu Liêm, tựa đề “Bi hài kịch xã hội Việt thời hậu Cộng Sản” trên trang BBC Việt Ngữ. Nỗi xót xa của kẻ sĩ ở những năm tháng cuối cuộc đời phải chứng kiến tấn bi kịch của dân tộc, cái kết cục tiêu vong thảm thương nhìn thấy trước đó, thật quá sức chịu đựng của những người như ông.

Vâng, còn mấy ai suy tưởng tới cái nỗi sầu kim cổ ấy nữa? Khi tất cả những lý tưởng đã vỡ nát, Thần Thánh cũng đã khuất lấp chẳng còn nơi chốn để thế nhân chiêm bái, kính sợ, những truyền thống văn hóa cũng hòa lẫn trong dòng tha hóa và chỉ còn duy nhất sự tham lam con người thống trị… một dân tộc đã đánh mất đi linh hồn, chỉ còn lại thân xác trương nứt bệnh hoạn… che đậy dưới những phồn hoa vật chất và những “rừng” áp phích, biểu ngữ đỏ lòm màu máu. Đất nước của những cô hồn, văn hóa của sự tuyệt vọng.

Tương lai nào đang đợi chờ?

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.