Lãnh đạo nói ‘Giải cứu dứa!’ – Cả nước cùng làm*

Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn (thứ nhì, từ phải) chụp hình quảng bá để giải cứu trái dứa giúp nông dân, sau lệnh cấm nhập cảng loại trái cây nầy của Trung Quốc. Ảnh: FB Lý Quang Sơn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiến dịch giải cứu dứa (trái thơm) 4 ngày của Đài Loan là một kỳ tích đáng kính phục!

Khi Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm dứa từ Đài Loan với cáo buộc loại trái cây nhiệt đới này nhiễm bệnh rệp sáp ngày 26/2, trong khi các trái này đã được kiểm dịch. Lập tức chính quyền xứ Đài đứng lên cứu dân.

Bà Tổng Thống Thái Anh Văn đã đứng đầu và chụp hình quảng bá cho trái dứa. Và người xứ Đài nói là làm, cả chính phủ, doanh nghiệp và dân cùng lăn vào cứu dứa cho nông dân.

Chỉ trong 4 ngày, 41.687 tấn dứa đã được các công ty, sàn giao dịch điện tử và dân xứ Đài mua hết, còn cao hơn cả tổng số lượng dứa xuất khẩu của năm ngoái sang Trung Quốc.

180 doanh nghiệp đặt mua 7.187 tấn dứa tươi, 19 công ty đặt mua 15.000 tấn dứa chế biến, 14 hãng nước giải khát đặt mua 4.500 tấn trái cây, và những người bán buôn và bán lẻ đặt mua khoảng trên 10.000 tấn, còn các nhà xuất khẩu và các tập đoàn nước ngoài đặt mua 5.000 tấn.

Đài Loan quyết tâm sẽ mở thị trường bán dứa qua các xứ khác chứ nhất định không chịu phụ thuộc, cũng không chịu bị o ép từ một nơi nữa.

Bà Thái Anh Văn vừa cam kết là chính quyền của bà sẽ bỏ ra 1 tỷ Đài Tệ để cải thiện tác động của lệnh cấm nhập khẩu [của Trung Quốc, BBT], có kế hoạch xuất 30.000 tấn dứa sang Mỹ, Nhật Bản, Singapore và các xứ khác. Vì tới tháng 6 thì nông dân Đài mới thu hoạch xong các cánh đồng dứa.

Đúng là trang anh thư của xứ Đài, xin mượn câu thơ cũ sửa lại như sau:

Phấn son tô điểm sơn hà
Làm cho rõ mặt đàn bà Đài Loan.

(Theo CNA, Newsweek, NNVietnam)

Nguồn: FB Lý Quang Sơn

* Tựa do BBT đặt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.