Rộ tin đồn Thứ Trưởng An Ninh Quốc Gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ

Phòng thí nghiệm P4 của Viện Nghiên Cứu Virus Vũ Hán (The Wuhan Institute of Virology). Ảnh: Hector Retamal/ AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn:Rumors of U.S. Secretly Harboring Top China Official Swirl,” Daily Beast, 17/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các phương tiện truyền thông và tài khoản Twitter chống cộng bằng tiếng Hoa tuần này đã gây xôn xao với tin đồn rằng Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) đã đào tẩu vào giữa tháng Hai vừa rồi, bay từ Hong Kong đến Hoa Kỳ cùng với con gái của ông, Đổng Dương (Dong Yang).

Đổng Kinh Vỹ được cho là đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về Viện Virus học Vũ Hán và làm thay đổi lập trường của chính quyền Biden về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Đổng là, hoặc từng là, một quan chức lâu năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), còn được gọi là Quốc An Bộ. Lý lịch công khai của ông cho thấy ông phụ trách các nỗ lực phản gián của Bộ, tức là bắt gián điệp, kể từ khi được thăng chức thứ trưởng vào tháng Tư, 2018. Nếu những câu chuyện này là sự thật, Đổng sẽ là quan chức giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng đào tẩu.

Theo Tiến sĩ Hàn Liên Triều (Han Lianchao), từng là một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước khi đào tẩu sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, vụ đào tẩu của Đổng đã được các quan chức Trung Quốc nêu ra hồi tháng Ba tại hội nghị thượng đỉnh Trung – Mỹ ở Alaska. Trong một đoạn tweet hôm thứ Tư, Hàn trích dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ chính trị phụ trách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu phía Mỹ giao nộp Đổng, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã từ chối.

Nicholas Eftimiades, cựu chuyên gia từng làm việc ở Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và CIA, và là tác giả cuốn Chinese Espionage: Operations and Tactics (Tình báo Trung Quốc: Hoạt động và Chiến thuật), đã gọi thông tin này “chính xác là tin đồn. Chuyện này xảy ra thường xuyên” trong cuộc chiến thông tin giữa Bắc Kinh và cộng đồng Hoa kiều chống cộng. Nhưng ông gọi Tiến sĩ Hàn, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong nhóm Sáng kiến ​​Quyền lực Công dân cho Trung Quốc có trụ sở tại Washington, D.C., là “một người thẳng thắn, thường không phóng đại dưới bất kỳ hình thức hay cách thức nào… là người đáng tin cậy vì sự chính trực của ông.

Mollie Saltskog, một nhà phân tích tình báo cấp cao của Tập đoàn Soufan, người có bằng thạc sĩ về các vấn đề toàn cầu tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cũng khuyến cáo nên thận trọng, nói rằng các tin đồn về các quan chức đào tẩu thường xuyên xuất hiện. “Mặc dù có ý nghĩa quan trọng và chắc chắn hữu ích cho các nỗ lực tình báo của chúng ta,” bà nói rằng “một vụ đào tẩu cấp cao sẽ không thay đổi đáng kể cách hiểu hoặc cách tiếp cận của chúng ta đối với Trung Quốc. Nói tóm lại, nếu chuyện này là đúng, đó có thể là một chuyện quan trọng nhưng không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời yêu cầu bình luận cho tới thời điểm bài viết này được đăng. Bộ thường không bình luận về những người đào tẩu. Hơn 6 chuyên gia về tình báo Trung Quốc được SpyTalk phỏng vấn cũng cho biết họ không có thông tin gì để chia sẻ về tin đồn ông Đổng đào tẩu.

Các câu chuyện trên báo chí Hoa ngữ cũng cho rằng con gái của ông Đổng, Đổng Dương, đã đào tẩu cùng ông khỏi Hong Kong vào khoảng ngày 10 tháng Hai. Cô được cho là vợ cũ của Tưởng Phàm (Jiang Fan), giám đốc điều hành cấp cao của Alibaba và là người đứng đầu TMall, một doanh nghiệp lớn giống Amazon của Trung Quốc.

Dù không nêu tên Đổng, trang web thân Trump Red State đưa tin hôm 4 tháng Sáu về một vụ đào tẩu của một quan chức cấp cao khỏi Trung Quốc, cho biết Cơ quan Tình báo Quốc phòng đã nhận được thông tin từ người này rằng Bắc Kinh đang che đậy các nghiên cứu chiến tranh sinh học tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, và đưa đẩy câu chuyện để đặt nghi vấn về tính chính trực của Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (National Institute of Allergy and Infectious Diseases – NIAID).

Bài viết nói rằng “các nguồn tin cho biết mức độ tin tưởng (cao) đối với thông tin mà người đào tẩu cung cấp đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin đột ngột đối với Tiến sĩ Anthony Fauci. Họ cũng nói rằng các nhân viên Viện Nghiên cứu các Bệnh Truyền nhiễm của Quân đội Hoa Kỳ (USAMRIID) cũng giúp Cục Tình báo Quốc phòng xác nhận các chi tiết mang tính kỹ thuật chuyên sâu do người đào tẩu cung cấp.

Theo một bản tin hồi năm 2018 của Intelligence Online, một trang tin tình báo có uy tín đặt trụ sở tại Paris, ông Đổng “thân với” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. “Ông Đổng trước đây từng đứng đầu văn phòng Bộ An ninh Quốc gia ở vùng Hà Bắc, nơi xuất thân của nhiều cán bộ an ninh gần gũi với ông Tập.” Hồi năm 2010, Intelligence Online đưa tin rằng ông Đổng đã thực hiện lệnh của cấp trên ở Bắc Kinh và bắt giữ “bốn nhân viên Nhật Bản của Tập đoàn Fujita đang quay phim trong một khu quân sự bị cấm.” Động thái này vào thời điểm đó được coi là một trò đấu đá quyền lực của Bộ An ninh Quốc gia chống lại Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đó.

Trong khi đó, trang web chính thức của Quốc vụ viện Trung Quốc thường liệt kê các nhân sự hàng đầu trong Bộ An ninh Quốc gia không còn liệt kê bất kỳ thứ trưởng nào làm việc dưới quyền Bộ trưởng Trần Văn Thanh (Chen Wenqing). Trong phần “Tình hình nhân sự”, trang web có đề cập đến cuộc điều tra tham nhũng đối với Mã Kiện (Ma Jian), một cựu thứ trưởng khác, người đã bị kết án tù chung thân vào năm 2018. Tuy nhiên, phần thông tin về các thứ trưởng thì bị để trống.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.