10 tổ chức nhân quyền thúc giục Phó Tổng Thống Hoa Kỳ nêu các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều thành viên trong cộng đồng quốc tế kêu gọi Phó Tổng Thống Kamala Harris nêu lên những quan ngại về nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam sắp tới của bà.

Việt Tân cùng 9 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền kêu gọi Phó Tổng Thống Harris gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự. Họ cũng yêu cầu bà thảo luận về việc Việt Nam cần phải tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế liên quan đến nhân quyền, bao gồm cả việc trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị.

Ngày 18 tháng 8, 2021

Kính gởi: Phó Tổng Thống Kamala Harris
Tòa Bạch Ốc
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500

Thưa Phó Tổng Thống,

Chúng tôi, các tổ chức ký tên dưới đây, khen ngợi chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ 5 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Hoa Kỳ đã thể hiện vai trò lãnh đạo tuyệt vời trong việc chống lại đại dịch đã làm chết hơn 4 triệu người trên toàn thế giới.

Trong khi đại dịch COVID-19 thu hút sự chú ý của toàn cầu, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giữ và tống giam những người bảo vệ nhân quyền với những bản án khắc nghiệt. Trong vài năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã tăng cường đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, sử dụng các bộ luật hình sự mơ hồ để đàn áp quyền tự do ngôn luận.

Kể từ khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, Nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng các bài đăng trên các mạng xã hội như Facebook để bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động. Tổ chức Defend the Defenders cho biết đến cuối năm 2020, Việt Nam có ít nhất 258 tù nhân lương tâm. Trong thời gian đại dịch, hơn 50 nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ. Một số người đã bị kết án tới 15 năm tù, chỉ đơn giản vì chỉ trích chính sách của chính phủ và lên tiếng chống lại những bất công. Gần đây nhất là vụ Facebooker Trần Hoàng Huấn (Fb Huan Tran) bị bắt chỉ vì kêu gọi chính phủ miễn tiền điện, nước trong 3 tháng khi xảy ra đại dịch.

Nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc cung cấp viện trợ để chống lại dịch COVID-19 là cần thiết và đáng khen ngợi. Tuy nhiên, không thể làm ngơ trước việc chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền. Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ có thể khẳng định hơn nữa vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình bằng cách yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm vì những hoạt động ôn hòa của họ. Việt Nam đang ngày càng có nhiều cam kết hội nhập kinh tế toàn cầu và hợp tác an ninh khu vực. Do đó, Việt Nam cũng cần tuân thủ việc bảo vệ nhân quyền dựa trên các nghĩa vụ quốc tế của mình nhằm thúc đẩy ổn định và an ninh khu vực.

Vì vậy, chúng tôi mong rằng trong chuyến công du Việt Nam, Bà sẽ:

– Đặt vấn đề tình hình nhân quyền với chính phủ Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, bao gồm Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Châu Văn Khảm, Hồ Đức Hoà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyễn, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Đinh Thị Thu Thủy, Huỳnh Tố Nga và Trần Thị Xuân.

– Yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do sử dụng Internet và chấm dứt việc bắt giữ tùy tiện những công dân bày tỏ quan điểm phê bình trên mạng xã hội.

– Sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp hoặc trực tuyến với những người bảo vệ nhân quyền và xã hội dân sự, để hiểu rõ hơn về những thách thức nhân quyền mà Việt Nam đang phải đối mặt.

– Yêu cầu chính phủ Việt Nam bảo đảm một môi trường an toàn và tạo điều kiện cho sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự độc lập, được bảo vệ bởi Công Ứớc Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Trân trọng,

ACAT Vương Quốc Bỉ
ACAT Pháp
ACAT Đức
ACAT Thụy Sĩ
Hội Anh Em Dân Chủ
Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam Cosunam
Destination Justice
Safeguard Defenders
Phóng Viên Không Biên Giới – RSF
Việt Tân

Nguyên bản Anh ngữ:

August 18, 2021

The Honorable Kamala Harris
Vice President of the United States of America
The White House
Office of the Vice President
1600 Pennsylvania Avenue NW
Washington, DC 20500

Dear Vice President Harris,

We, the undersigned organizations, commend the U.S government for donating 5 million vaccine doses to Vietnam. The United States has shown great leadership in fighting this pandemic that has killed over 4 million people worldwide.

While COVID-19 has consumed global attention, the Vietnamese government continues to detain and imprison human rights defenders, sentencing them to long prison terms. In the last few years, the Vietnamese government has intensified its crackdown on human rights defenders, using vague penal codes to suppress freedom of expression.

Since the Cybersecurity Law went into effect in January 2019, the Vietnamese authorities have used social media posts from platforms such as Facebook to arrest and imprison activists. Defend the Defenders reported that by the end of 2020, Vietnam had at least 258 prisoners of conscience. During the pandemic, more than 50 peaceful activists have been arrested. Some have been sentenced for up to 15 years, simply for criticizing government policy and raising their voice against injustices. Most recently, Facebooker Tran Hoang Huan (Fb Huan Tran) was arrested for calling on the government to waive the electricity and water bills for 3 months to help Vietnamese citizens during the pandemic.

The United States’ effort in providing aid to combat COVID-19 is necessary and commendable. However, the Vietnamese government’s violation of human rights must not be ignored. We believe the United States can further affirm its global leadership by demanding that Vietnam respects human rights and releases all prisoners of conscience for their peaceful activism. Vietnam has increasingly committed to global economic integration and regional security cooperation. It is imperative that Vietnam also adheres to the protection of human rights based on its international obligations in order to foster regional stability and security.

Thus, while visiting Vietnam, we urge you to:

Address the human rights situation with the Vietnamese government and request for the release of all prisoners of conscience, including Le Dinh Luong, Tran Huynh Duy Thuc, Pham Chi Dung, Chau Van Kham, Ho Duc Hoa, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen, Nguyen Thuy Hanh, Pham Doan Trang, Can Thi Theu, Dinh Thi Thu Thuy, Huynh To Nga, and Tran Thi Xuan.

Request the Vietnamese government to respect freedom of expression, freedom of the internet and to cease arbitrary detention of citizens who express their critical views on social media.

Arrange a meeting with human rights defenders and civil society, either face-to-face or online, to have a better understanding of the human rights challenges facing Vietnam.

Request the Vietnamese government to ensure a safe environment for the growth of independent civil society organizations, as protected by the International Covenant of Civil and Political Rights to which Vietnam has ratified.

Yours Sincerely,

ACAT Belgium
ACAT France
ACAT Germany
ACAT Switzerland
Brotherhood for Democracy
Cosunam
Destination Justice
Safeguard Defenders
Reporters Without Borders
Viet Tan

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…