Bằng cấp đẻ ra dối trá

Thói sính bằng cấp đẻ ra dối trá. Ảnh: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bằng cấp chỉ  là một tấm giấy.

Trong chương trình “Có hẹn lúc 22 giờ,” các nghệ sĩ khách mời cùng bàn luận về chủ đề: “Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?” Đạo diễn Lê Hoàng đã gây tranh cãi với phát ngôn gây sốc “Con gái làm nghề nail, bán hàng online thì học vấn thấp”(?)

Đạo diễn Lê Hoàng cho rằng nếu giữa vợ và chồng có sự chênh lệch về học thức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình. Tiếp tục chia sẻ về ý kiến của mình, Lê Hoàng cho biết nếu giữa vợ và chồng có sự chênh lệch về học thức thì tốt nhất người chồng phải giỏi hơn, “có học” hơn. Nếu ngược lại, khi người vợ giỏi hơn sẽ khiến chồng tự ti và dần dần người phụ nữ cũng sẽ chán luôn người chồng.

“Nếu Tuấn (tức diễn viên Quang Tuấn, nghệ sĩ khách mời) nói cô ấy tốt nghiệp đại học thì có thể gia đình Tuấn sẽ không hỏi thêm nữa. Nhưng nếu Tuấn nói cô ấy đang làm nail hoặc buôn bán online thì gia đình sẽ có một chút e ngại vì nghi ngờ cô ta học thức không cao và Tuấn sẽ bị khổ,” – đạo diễn Lê Hoàng nói.

Như vậy thì có đúng chênh lệch học vấn liệu có ảnh hưởng tới hạnh phúc?

“Trình độ hiểu biết mới là quan trọng chứ bằng cấp không có ý nghĩa gì ở đây. Không có bằng cấp mà có trình độ thì vẫn tốt, người hiểu biết sẽ biết cách xây dựng gia đình hạnh phúc. Người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ mà không hiểu biết thì gia đình vẫn tan vỡ” – một ý kiến khẳng định như vậy. Theo đó, trong gia đình Việt thông thường thì không có chênh lệch nhiều về trình độ hiểu biết, bình thường thì vợ chồng có trình độ tương đương hoặc chênh lệch chút ít, còn khác nhau nhiều về trình độ là rất phức tạp.

Sự khác nhau về trình độ thì rất khó hoà hợp vì hai người ở hai thái cực khác nhau, khi đó muốn hòa hợp thì phải rất cố gắng từ hai phía. Người giỏi cần phải khiêm tốn và tế nhị hơn, người kém thì cần phải học hỏi thêm.

Trình độ hiểu biết mới là quan trọng chứ bằng cấp không có ý nghĩa gì ở đây. Nếu không có bằng cấp mà có trình độ thì vẫn tốt, người hiểu biết sẽ biết cách để xây dựng gia đình hạnh phúc. Còn người có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ mà không hiểu biết thì gia đình vẫn tan vỡ, cho dù là trình độ học vấn cao chứ không phải bằng đều.

Một phản ứng khác quyết liệt hơn.

“Có học, bằng cấp và không có bằng cấp thì sao? Nhiều người học cao, bằng cấp đủ thứ nhưng tính tình và cư xử không đứng đắn và chẳng bao giờ biết lo hay có một phẩm hạnh thì liệu hạnh phúc sau này có dài lâu không? Tình yêu vun bồi bằng nhiệt huyết và chân thật, nếu thấy người đáng yêu và thật thà đến với mình và mình cũng có tình với họ thì cái bằng cấp không quan trọng, chủ yếu là sự chân thật mang lại cho mình hạnh phúc là đủ rồi.

Có nhiều người có bằng cấp nhưng sau khi kết hôn, họ đòi hỏi những cái mình không thể chấp nhận, liệu cái hạnh phúc kia sẽ đi về đâu? Họ sống bằng cái giả dối thì so với kẻ không học liệu cái bằng cấp đó có tồn tại không? Chúng ta nên chú trọng tới bằng cấp thật sự trong tâm hồn. Sự tôn trọng lẫn nhau và cư xử ở đời với ông bà, cha mẹ, anh chị em và láng giềng chứ không phải cái mảnh giấy bằng chứng chỉ mà mình có được.

Cái bằng cấp con người không có thì đi tìm chi mảnh bằng giấy xa hoa, tô vẻ cái bề ngoài của mình. Người có học cao cũng thường hay chảnh chọe và phách lối. Nếu may mắn tìm được một nửa của mình cũng có bằng cấp và lòng tốt chân thật còn bằng ngược lại tìm bằng cấp mà về sau này khổ thì liệu có nên chọn người có bằng cấp hay không? Cư xử đúng mực, kiến thức, thành tâm và chân thật vẫn cao hơn người có bằng cấp. Hãy vun bồi bằng sự chân thật và lắng nghe nhịp con tim mình.”

Nhà báo Vương Liễu Hằng, kể, “Tôi quen nhiều bạn nail và vô cùng khâm phục sự đa năng của họ. Để có thể làm nail, bạn phải có một đôi tay khéo léo, đôi mắt tinh tường và cái miệng cực dẻo. Chỉ cần đường kéo lệch chuẩn một ly, người làm nail có thể gây họa. Thế mà họ cứ thoăn thoắt cắt, sơn và tán đủ thứ chuyện trên đời.

Sát nhà tôi có một cô bán hàng online. Trời, nghe cô ấy lai-chim mà nể sự hoạt ngôn, chiêu trò thì vô tận. Không nhà ‘ní nuận’ nào có thể sánh bằng đâu bạn ạ. Dầu này dưỡng tóc hơi khô ư? Vì nó không hóa chất đó chị. Nó khô phần ngọn nhưng ẩm từ gốc. Phấn này độ bám không cao? Vậy nên chị phải dùng chung với kem nền, nguyên com bo người ta mà, đảm bảo bám chắc đến nỗi xuống hồ bơi khi leo lên vẫn y nguyên… Cái miệng lai-chim của cô ấy nuôi nguyên gia đình.

Bi kịch của xã hội ta là thừa thầy thiếu thợ. Lúc nào cũng nhăm nhắm cử nhân tiến sĩ để rồi bổ sung vào đội quân xe ôm. Thậm chí vấn nạn bằng cấp lại sinh ra sự dối trá của một nền danh xưng có thể bán mua…

Còn tôi, tôi trân trọng tất cả những ai kiếm sống chân chính, hơn ngàn lần đám chức sắc đầy mình mà rập rình lưu manh, ăn tàn phá hại đất nước này.”

Lynn Huỳnh

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.