“Luật” cho Phạm Đoan Trang

Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 14 tháng Mười Hai 2021 (giờ Việt Nam), cô Phạm Đoan Trang sẽ được xét xử, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình Sự năm 1999. Nhân sự kiện này, mời đọc lại bài viết dưới đây của anh Tuấn Khanh, để hiểu thêm về con đường dấn thân đáng nể phục của cô Đoan Trang, và cũng để hiểu thêm về bức tranh đen tối của “nền dân chủ” Việt Nam dưới sự cai trị độc tài và độc quyền của nhà nước cộng sản Việt Nam…

***

Trong những ghi chép của tôi về Phạm Đoan Trang, có rất nhiều chi tiết mà hôm nay khi lật xem lại, nối kết với nhau, chợt thấy đã đủ trở thành một cuốn sách biểu trưng, mô tả hành trình một thanh niên lớn lên từ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, bật ra nhận thức giữa những vòng thép gai tuyên truyền, lên tiếng và trở thành một biểu tượng của thế hệ Việt Nam sau 1975, quyết dấn thân cho một lý tưởng vì đất nước mình.

Nhưng điều quan trọng là hành trình đó đã cùng lúc giúp mô tả rõ luật pháp Việt Nam, tương tự như một loại vàng mã được đốt quanh năm để nhảy múa, ma mị trước mắt nhân dân, nhưng vô nghĩa. Và dù không cố tình, nhưng chính Phạm Đoan Trang đã trở thành nhân vật chính, dẫn dắt một câu chuyện hấp dẫn khiến mọi thứ lộ ra rõ ràng trong máu và nước mắt của cô, về cái gọi là luật pháp. Tôi mở lại lịch sử cuộc tranh đấu cá nhân ngắn ngủi ấy trong đêm, rồi tần ngần trước ba cột mốc chính của Phạm Đoan Trang, dự báo nhiều điều cho hôm nay của cô, mà tôi chép lại sau đây. Phạm Đoan Trang chủ trương đấu tranh bằng lý lẽ, chữ nghĩa. Nhưng vây quanh cô thì rất khác, rất “luật pháp.”

Cột mốc đầu tiên, đó là tháng 4/2017. Sự căng thẳng vây quanh Trang đã dâng cao. Giới công an viên Hà Nội đã cất sự mềm mỏng, vui vẻ vào hộc bàn, họ dùng đến các phương tiện khác, đời thật hơn. Cuộc diễu hành bằng xe đạp tưởng niệm một năm chuyện Formosa gây cá chết ở các bờ biển miền Trung bị công an ngăn cản ở Hà Nội. Và dù không có mặt trong đoàn xe, Phạm Đoan Trang cũng bị đưa về cơ quan làm việc.

“Địt mẹ con mặt l.!” – Trang kể rằng một công an viên trẻ, sau khi không nói được lý do vì sao đưa Trang vào đồn, đã chỉ mặt Trang, quát. Khi bị Trang phản ứng lại, anh này cũng không nói gì được, lại quát “Thứ mày thì tao đái vào mồm ấy”. Sự việc diễn ra trước mặt vài viên công an, và cả những phụ nữ của ngành ngồi nơi đấy. Nhưng tất cả đều im lặng. Câu chuyện khi ấy, nó giới thiệu cho biết sự khởi đầu của giai đoạn phía an ninh không còn đối xử với Trang là một người dân phản ứng vấn đề xã hội bình thường nữa. Sau cuộc bắt giữ không luật ấy, cuộc đời nhà báo Phạm Đoan Trang bắt đầu đối diện với những điều còn khốc liệt hơn.

Cột mốc thứ hai, tháng 6/2018, khi Sài Gòn và Hà Nội liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình để nhắc lại tình hình môi trường bị tàn phá, cũng như phản đối luật an ninh mạng và luật đặc khu. Trang cũng xuống đường đi bộ cùng mọi người. Sự kiện đáng nhớ là lần ấy, một thanh niên trẻ khỏe im lặng cứ đi bên cạnh Trang. Dù có chút nghi ngờ, nhưng Đoan Trang nghĩ rằng chắc là sẽ không làm gì có hại, ngoài việc theo dõi.

Nhưng không. Vào lúc ồn ào, chộn rộn, bằng một cú dẫm vào bàn chân Trang hết sức nghiệp vụ để giữ lại, tay thanh niên lại đạp bồi thêm một cú vào phía dưới đầu gối khiến Trang quỵ xuống lập tức, kết quả là ngay lập tức khớp chân sưng lên ngay, tổn thương nặng. Anh thanh niên biến mất. Cứ tưởng là một chấn thương nhỏ và sẽ sớm hết trong vài ngày, nhưng rồi vì tình hình đau đớn kéo dài khiến Trang phải đi bệnh viện. Không thể giải thích nổi là vì sao cả hai nơi Trang đến khám, sau khi chụp X-quang, các bác sĩ đều bảo đó là chuyện không có gì để đáng quan tâm. Cho đến khi cảm thấy mọi thứ quá bất thường, Trang chạy vào Nam và đến bệnh viện của một bác sĩ quen, mới biết cú đạp rất có nghề ấy đã khiến cô bị đứt dây chằng chéo, chỉ còn vướng một sợi cơ sắp hoại tử. Chỉ trễ một ngày, Trang sẽ phải ngồi xe lăn suốt đời.

Dây chằng chéo là gì? Vị bác sĩ giải thích cho biết những dây chằng chéo này nối kết xương đùi (ở trên) và xương chày (ở dưới) để giữ cho trục chi dưới thẳng, chịu được sức nặng của cơ thể mà vẫn co duỗi được ở khớp gối. Khi bị đứt dây chằng chéo, hai xương này sẽ không bám vào nhau mà như hai đoạn xương lủng lẳng, không thể liên kết được để chịu trọng lượng cơ thể khi đi đứng. Cú đạp vào đầu gối từ phía bên sẽ làm cho khớp gối bẻ quặt vào trong, gây đứt hoặc giãn dây chằng chéo. Tình huống thường gặp nhất là một cú đạp chơi xấu trên sân cỏ hoặc cầu thủ tennis bị khuỵu xuống trong tư thế gối gập vào trong, hay do một cú đạp mạnh từ phía bên đầu gối do một tay nhà nghề, giỏi võ thuật và biết rất rõ hậu quả gây tàn phế của cú đạp này theo luật – luật của đường phố. Dù được cứu không bị mất hẳn một chân nhưng Trang đã phải chịu tàn phế suốt đời. Mãi mãi cô không bao giờ có thể lấy lại bước đi thanh thoát ngày xưa của mình.

Cột mốc thứ ba là buổi ca nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín vào tháng 8/2018. Không có tiếng đàn hát nào trong câu chuyện này mà chỉ có tiếng bôm bốp của chiếc nón bảo hiểm được dùng làm công cụ để đánh liên tục vào đầu của Đoan Trang. Bốn thanh niên nói giọng Bắc đặc sệt, đi xe máy đeo khẩu trang, đánh một cách chăm chỉ và toàn tâm, cho đến khi chiếc nón ấy vỡ làm đôi. Đoan Trang nói rằng, trước đó, cô bị một chiếc xe bảy chỗ với những nhân viên an ninh đưa đi, đến đoạn đường vắng. Một người có vẻ là chỉ huy ra lệnh Đoan Trang đi xuống xe. Lúc này, đường vắng và xa lạ, giấy tờ và tư trang của Đoan Trang đã bị tịch thu ngay ở chỗ định biểu diễn, nên cô phản ứng về việc không thể về được nếu bỏ lại đây. Lúc ấy, người ra lệnh bèn lấy tờ 200.000 đồng đưa cho Trang và nói cô bắt taxi về.

Trang đứng ở về đường, còn hoang mang vì chưa hiểu chuyện gì. Cô vẫn còn đau vì khi ngăn cản buổi diễn, những nhân viên an ninh đã đánh cô liên tục trước đó. Cô cũng nhìn thấy xe bảy chỗ ấy không đi luôn mà chạy ra xa khoảng  vài trăm thước rồi quay đầu, đậu lại, nhìn về phía chỗ Trang đứng. Cũng vừa lúc ấy, hai chiếc xe với bốn thanh niên ập đến, không nói lời nào, tấn công ngay lập tức, dĩ nhiên, có cả “địt mẹ” kèm theo mỗi cú giáng. Khi họ bỏ đi, thì là lúc Trang cố gắng lết đi, nhờ người đưa cấp cứu…

Trong câu chuyện với ba cột mốc mà tôi ghi lại ở trên, cho thấy có vô số chi tiết không hề nằm trong khung luật pháp. Bạn có thể hình dung mọi thứ giống như là cách của các băng đảng sử dụng để ra uy, kiểm soát khu vực bảo kê của mình. Những cuộc tấn công một cách có hệ thống và rừng rú vào một phụ nữ đã được tổ chức hoàn hảo đến mức bất kỳ công dân nào có lòng tin vào luật pháp đều có thể trở thành nạn nhân. Và rồi Phạm Đoan Trang hôm nay thì bị bắt bởi những điều luật được đưa ra rất mơ hồ. Vàng mã lại được đốt lên, múa may ở sân khấu “luật” ở Việt Nam.

Sẽ không ai nhắc đến những câu chuyện này trong phiên tòa sẽ diễn ra với Đoan Trang. Sẽ chẳng bao giờ có chuyện nhà nước Việt Nam đàn áp những người dân. Sẽ chẳng có ai tranh đấu ôn hòa bị bắt, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật. Sẽ chẳng có bao giờ chuyện đàn áp nhân quyền. Vì Việt Nam là một quốc gia luôn quan tâm và xem nhân quyền là một trong những vấn đề quan trọng để tiến bộ.

Ghi trên vàng mã, đốt trên sân khấu “luật” cũng với những kẻ mặc áo quan tòa, là những dòng như vậy.

Tuấn Khanh

Nguồn: Sài Gòn Nhỏ

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.