Chỉ thị chống dịch chồng chéo: Dân phải tự lo phòng thân!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 19 tháng 1, Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các địa phương không đặt ra những biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trái với quy định của Chính phủ và Bộ Y tế, gây khó khăn cho người dân về quê ăn Tết. Thủ tướng nhấn mạnh, các biện pháp phòng chống dịch dứt khoát phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc nhưng linh hoạt trong phạm vi nhất định, các địa phương nếu áp dụng các biện pháp khác hoặc cao hơn quy định chung thì phải báo cáo.

Theo truyền thông Nhà nước, tuy Chính phủ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các quy định thích ứng an toàn và yêu cầu “địa phương không chống dịch cao hơn quy định,” nhưng mỗi tỉnh thành đang đề ra biện pháp cách ly, xét nghiệm khác nhau với người về quê ăn Tết. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng việc ứng xử của các tỉnh đối với người dân về quê ăn Tết đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Anh Nhân, chủ một cửa hàng buôn bán hàng nội thất cho RFA hay:

“Không phải địa phương nào cũng bị tình trạng đó. Em có anh thợ mộc phải thu xếp về quê trước một tuần để kịp Tết vì còn cách ly. Về sát ngày quá là không kịp Tết. Cách làm của họ làm cản trở người đi từ xa về, đặc biệt là công nhân, bởi họ làm cho các công ty thì các công ty đâu cho nghỉ sớm. Hiện một số các công ty ở Sài Gòn nương theo những quy định đó mà khuyên công nhân nên ở lại thành phố. Cả chính quyền thành phố cũng khuyên người dân nên ở lại ăn Tết chứ không nên về quê. Nhưng cái Tết cổ truyền thì ai đi xa làm việc cũng mong cuối năm về nhà ăn sum họp với gia đình.

Chủ trương của Chính phủ là bình thường trong điều kiện mới là địa phương cản trở họ bằng những điều như cách ly thì không đúng.”

Anh Nhân phân tích thêm, ở Việt Nam, địa phương nào để dịch lây lan thì chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm nên họ đẩy trách nhiệm xuống chủ tịch huyện, huyện đẩy xuống chủ tịch xã. Mấy anh ở xã lại là mấy anh kém về nhận thức và kém về hiểu biết cho nên để an toàn cho cái ghế của mình, họ đặt ra những quy định ‘không giống ai’ làm khổ dân.

Trong đợt dịch COVID-19 năm ngoái, rất nhiều quy định được chính quyền cấp dưới ban hành không theo chỉ đạo của cấp trên được người dân gọi là ‘phép vua thua lệ làng.’ Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc về kết quả phòng, chống dịch hôm 17 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện “Nghị quyết 128 – Hướng đến bình thường mới” phải nhất quán, thông suốt từ trung ương xuống địa phương; cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Ông H. một người am hiểu tình hình nội bộ ĐCSVN ở Hà Nội sau đó nói với RFA rằng:

“Sở dĩ có chuyện ‘trên bảo dưới không nghe’ là vì cấp dưới chỉ lo giữ ghế. Họ không làm vì trách nhiệm vừa chống dịch vừa không ngăn sống cấm chợ, bất lợi cho dân hay ảnh hưởng đến kinh tế trong dài hạn. Do đó, chuyện cấp dưới bất tuân cấp trên là chuyện có thật. Còn trách nhiệm của ai thì phải mổ xẻ vấn đề mới nói được.”

Để ứng phó với tình trạng ‘mỗi nơi làm một kiểu,’ ‘phép vua thua lệ làng,’ người dân thấp cổ bé miệng chỉ biết tự lo cho mình để có thể sum họp với gia đình ngày Tết.

Cô Tuyết, công nhân tạm trú ở quận Bình Thạnh kể với RFA sáng 20 tháng 1:

“Ông Thủ tướng yêu cầu không làm khó dân khi về quê ăn tết nhưng thực tế mỗi nơi một kiểu. Mấy ông ở địa phương đâu có nghe. Họ coi thường lời ông Thủ tướng nói. Mấy ổng làm khó dân để kiếm tiền hoặc ở bên trong nội bộ họ có gì đó mà họ không tin ông thủ tướng nữa. Mỗi nơi chống dịch một kiểu nên người lao động tụi tui phải xin về quê sớm hơn mọi năm để trừ hao cách ly. Mấy ổng chống dịch theo chỉ thị từ hồi đó tới giờ mà, có theo khoa học đâu. Ai mà dám tin, mình lo thân mình thôi.

Như cái vụ bắt dân xét nghiệm mỗi tuần mấy lần, giờ lòi ra cái vụ Việt Á mấy ổng bán kit test luôn. Bởi vậy cấp dưới không nghe cấp trên, dân tụi tui không nghe lời mấy ổng luôn vì mấy ổng nói một đường làm một nẻo.”

Trong đợt dịch thứ tư bùng phát vào tháng 4 năm 2021, Chính phủ bị chỉ trích là chống dịch theo chỉ thị chứ không theo khoa học. Điều này dường như được lập lại khi lãnh đạo một số thôn, xã mặc sức ra những quy định vượt rào so với chỉ đạo của chính quyền cấp trên.

Báo Nhà nước đưa tin trường hợp gia đình anh Bình ở tỉnh Thái Bình bị trưởng thôn khóa trái cửa nhốt trong nhà bảy ngày, từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 16 tháng 1 do có người trong gia đình đến từ vùng đỏ. Chủ tịch xã sau đó cho biết việc khóa cửa nhà dân là sai quy định, xã không chỉ đạo thôn làm việc này. Còn ở Thanh Hóa, gần 30 hộ dân ở xã Thiệu Phú được chính quyền địa phương vận động đã đồng ý cho chính quyền địa phương khoá cổng nhà để phòng dịch COVID-19 do gia đình có người từ tỉnh ngoài trở về.

Cách chống dịch của chính quyền lâu nay bị cho là cứng nhắc, không theo khoa học mà chỉ theo chỉ thị dẫn đến số người tử vong đến nay là hơn 36.000. Bác sĩ Võ Xuân Sơn từng bày tỏ với RFA:

“Có một sai lầm mà theo tôi là lớn nhất trong tất cả các sai lầm gây ra số tử vong cao là do chính sách vĩ mô. Họ hoạch định chính sách không đúng. Những người trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch từ trên xuống dưới không đánh giá đúng vai trò của ngành y trong việc chống dịch.”

Bác sĩ Đinh Đức Long thì khẳng định, chính quyền đã đi sai hướng nên dịch bệnh bùng phát:

“Các nước chống dịch phải dựa vào các chuyên gia dịch tễ học lâm sàng, tức là các nhà y học chuyên ngành về lâm sàng. Đằng này, Việt Nam, cụ thể là TP.HCM lại chống dịch dựa vào các nhà chuyên gia về hành chính công. Mà nói về luật hành chính, quan hệ hành chính là quan hệ phục tùng. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên.

Như vậy tư duy chống dịch của họ sai khi chống dịch bằng quan hệ hành chính. Tư duy đó là tư duy trấn áp, mệnh lệnh. Không thể ra lệnh cho con vi-rút không được phát triển. Theo tôi, cách chống dịch hiện nay là ‘chống dịch theo định hướng xã hội chủ nghĩa.’”

Có lẽ rút kinh nghiệm từ đợt dịch thứ tư với hậu quả quá nặng nề, mới đây, phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu việc tiêm vắc xin mũi thứ tư phòng COVID-19 cho người dân, đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi với quyết tâm mở cửa trường học an toàn trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.