Chuyện nam sinh nhảy lầu tự tử: Nỗi đau của tất cả chúng ta, lỗi của tất cả chúng ta

Chung cư nơi nam sinh cấp 3 nhảy lầu tự tử, Hà Nội 1/4/2022. Ảnh: afamily
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cậu bé nhảy từ tầng 28 xuống, ngay sau khi đưa thư cho bố, ngay sau khi bố kèm học đến hơn 3 giờ sáng.

Có nhiều bạn bảo đừng viết nữa, đừng đưa tin nữa, đau lòng lắm và cũng đừng dạy dỗ những người làm cha mẹ của cháu bé nữa. Tôi thì tin rằng cha mẹ cháu bé sẽ không bao giờ đọc những gì được viết trên mạng xã hội đâu, họ còn đâu tâm trí để đọc nhưng chúng ta thì lại cần thiết phải đối mặt với câu chuyện kinh khủng này để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

Trước hết, xin được chia sẻ với nỗi đau tột cùng của cha mẹ cháu bé. Tôi viết không phải để trách móc hay dạy dỗ. Họ đã quá đau khổ và vô cùng đáng thương.

Khi một sự việc đau lòng như thế này xảy ra, ấy là lỗi của toàn xã hội, bởi chính quan niệm xã hội đã ảnh hưởng tới mỗi người làm cha mẹ. Lần trước, khi một cháu bé đã làm điều tương tự, đã có nhiều bạn chê trách nhưng tôi tin rằng việc nói lên quan niệm đúng là điều quan trọng, bởi nó có thể tránh được những bi kịch có thể xảy ra.

Đọc bức thư được viết bởi một cậu bé thông minh, tinh tế, nét chữ đẹp mà lòng tôi quặn đau.

Bậc làm cha mẹ thì ai cũng muốn con mình có được tương lai tốt, nhưng học tốt, với điểm số cao chưa chắc đã đảm bảo cho một tương lai tốt. Nghịch lý ở chỗ là chúng ta muốn các con có một tương lai tốt nhưng lại bắt chúng khổ sở trong hiện tại. Tôi phản đối cho trẻ con học quá 10 giờ tối. Người lớn khi làm việc căng thẳng tối ngày đã không cảm thấy vẻ đẹp của cuộc sống thì đứa trẻ với tâm lý non nớt sẽ cảm thấy nặng nề hơn nữa.

Đừng ép con học nhiều, nếu thấy các con trong cuộc sống ít cười đùa trong gia đình, ấy là cuộc sống đã mất thăng bằng và cần điều chỉnh. Không bao giờ nên đánh đổi tuổi thơ lấy một tương lai không chắc chắn. Tuổi thơ thiếu kỷ niệm đẹp, thiếu tiếng cười thì cả cuộc đời về sau cũng sẽ không bao giờ quay trở lại được cảm xúc đẹp đẽ đã mất.

Không có điểm số nào, không có thành tích, danh hiệu nào đáng để đổi lấy cảm xúc tuổi thơ.

Khi ta quan tâm và trân trọng tới những giá trị thật như cảm xúc tuổi thơ, tới tiếng cười của con trẻ và của chính chúng ta thì chúng ta sẽ bớt bị ám ảnh bởi thành tích, danh hiệu nọ kia. Chính người lớn chúng ta cũng vậy thôi. Đấu đá trong công việc làm gì nếu đêm không ngủ ngon, sức khoẻ giảm sút? Còn ai coi trọng mấy thứ ấy thì ta không cần quan tâm, không giao thiệp bởi hệ giá trị của họ khác với ta.

Trong đấy có phần lớn lỗi của ngành giáo dục. Một nền giáo dục kiểu gì mà tỉ lệ học sinh giỏi, xuất sắc cao ngất ngưởng nhưng khi sinh viên tốt nghiệp đại học xong thì trình độ vẫn thấp khi so với mặt bằng chung của thế giới? Cải cách giáo dục cần phải cho thời gian học giảm xuống chứ không phải tăng lên và đừng kỳ vọng vào việc giỏi toàn diện các môn với học sinh.

Hãy chấp nhận con mình chỉ nên giỏi một số môn mà chúng thích và đừng quá coi trọng điểm số. Biết chấp nhận vui vẻ và thản nhiên những điều hạn chế của chính mình là một bài học cần thiết cho cả trẻ con lẫn người lớn bởi đấy chính là bản chất và thực tế của cuộc sống.

Một người giỏi toán nhưng nếu bảo sáng tác thơ, hay chơi âm nhạc thì nếu não không được sinh ra với ưu đãi về mấy môn này thì có học cả trăm năm cũng không bằng một đứa trẻ mấy tuổi có năng khiếu về mấy lĩnh vực này. Ngược lại có người nhạy cảm và xuất sắc với nghệ thuật nhưng mấy động tác thể dục đơn giản làm mãi cũng vẫn lúng túng hay động đến toán thì não cứ trơ ra.

Biết chấp nhận để thư giãn và việc nói với con biết chấp nhận kết quả thực tế sau khi đã nỗ lực là quan trọng. Điều mấu chốt ở đây là các con có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hết sức còn kết quả đến đâu là tuỳ. Hết sức nhưng trong giới hạn, nhất định các con phải có thời gian giải trí mỗi ngày.

Đây là bức thư của cháu bé đưa cho bố trước khi con quyết định hành động dại dột. Thương con, thương bố mẹ của con nhiều, cầu mong các bậc làm cha mẹ có quan niệm đúng về việc dạy con. Nhất định trong nhà phải có tiếng cười, phải có đùa vui, nếu không mọi việc khác đều vô nghĩa.

“Con rất xin lỗi vì hành động bồng bột của con đã hoặc sẽ làm. Thực sự thì cuộc sống cũng quá mỏi mệt rồi, Nó chẳng phải là suy nghĩ bột phát lúc nóng giận mà là con đã nghĩ đến việc này từ rất lâu chỉ là tiếc, Tiếc vì những suy nghĩ vu vơ làm thế sẽ không gặp may và cũng tiếc còn những người bạn, những con game bỏ lâu rồi, còn bao bài nhạc chưa nghe. Không hẳn là cuộc sống của con khổ sở mà có thể chỉ là con tiêu cực quá, nhưng có ra sao thì kết quả vẫn vậy. Chuyện này có lẽ chả phải lỗi của ai ngoài con cả, giãi bày nhanh thôi…

Chia buồn với Tú vì sẽ chịu nhiều tính khí của mẹ hơn, mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chả còn tháy cái ích của việc chia sẻ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng. Chào bố một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn hiểu biết khi… Thế thôi, chả bỏ cục, chả hay ho gì cả nhưng đây chắc là những dòng cuối. Tạm biệt. 1/4 luôn, đời như trò đùa vậy.”

Đoàn Bảo Châu

Nguồn: FB Chau Doan

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.