Tổng Thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này.

Mục tiêu của Mỹ rất đơn giản: Chúng ta muốn thấy một Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền, và thịnh vượng, với các phương tiện để răn đe và tự vệ trước những hành động xâm lược tiếp theo.

Như Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đã nói, cuối cùng thì cuộc chiến này “sẽ chỉ kết thúc dứt điểm thông qua ngoại giao.” Mọi cuộc đàm phán đều phản ánh sự thật nơi chiến trường. Chúng ta đã nhanh chóng gửi cho Ukraine một lượng vũ khí và đạn dược đáng kể, để nước này có thể chiến đấu trên chiến trường và giành lấy vị thế mạnh nhất có thể trên bàn đàm phán.

Đó là lý do tại sao tôi quyết định rằng chúng ta sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa và đạn dược tiên tiến hơn, để giúp họ tấn công các mục tiêu quan trọng trên chiến trường Ukraine một cách chính xác hơn.

Chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình trong các lệnh trừng phạt đối với Nga, vốn là biện pháp cứng rắn nhất từng được áp đặt đối với một nền kinh tế lớn. Chúng ta sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa phòng không Stinger, hệ thống pháo mạnh mẽ và tên lửa chính xác, radar, máy bay không người lái, trực thăng Mi-17 và đạn dược. Chúng ta cũng sẽ gửi thêm hàng tỷ đô la hỗ trợ tài chính, theo sự ủy quyền của Quốc hội. Chúng ta sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác của mình để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang bị làm cho tồi tệ hơn bởi sự hung hăng của người Nga. Và chúng ta sẽ giúp các đồng minh châu Âu cũng như những nước khác giảm sự phụ thuộc của họ vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của chúng ta sang một tương lai năng lượng sạch.

Chúng ta cũng sẽ tiếp tục củng cố sườn phía đông của NATO bằng lực lượng và khả năng quân sự của Mỹ và các đồng minh khác. Và mới gần đây, tôi hoan nghênh việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO, một động thái sẽ tăng cường an ninh tổng thể của Mỹ và liên minh xuyên Đại Tây Dương bằng cách bổ sung thêm hai đối tác quân sự dân chủ và có năng lực mạnh.

Chúng ta không tìm kiếm một cuộc chiến tranh giữa NATO và Nga. Cho dù cá nhân tôi bất đồng với Putin, và cho rằng hành động của ông ấy là đáng phẫn nộ, thì Mỹ vẫn không cố gắng khiến ông bị lật đổ ở Moscow. Chừng nào Mỹ hoặc các đồng minh của chúng ta không bị tấn công, chúng ta sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này, hoặc bằng cách gửi quân đội Mỹ đến chiến đấu ở Ukraine, hoặc bằng cách tấn công lực lượng Nga. Chúng ta không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công bên ngoài biên giới của mình. Chúng ta không muốn kéo dài chiến tranh chỉ để gieo rắc đau thương cho nước Nga.

Nguyên tắc của tôi xuyên suốt cuộc khủng hoảng này là “Không có gì về Ukraine lại không có mặt Ukraine.” Tôi sẽ không gây áp lực buộc chính phủ Ukraine – dù là riêng tư hay công khai – phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào. Làm như vậy sẽ là sai, và đi ngược lại các nguyên tắc đã có từ lâu.

Các cuộc đàm phán của Ukraine với Nga không bị đình trệ bởi vì người Ukraine quay lưng lại với ngoại giao. Chúng đang bị đình trệ vì Nga tiếp tục gây chiến để giành quyền kiểm soát ở Ukraine. Mỹ sẽ tiếp tục làm việc để củng cố năng lực cho Ukraine và hỗ trợ các nỗ lực của nước này nhằm đạt được một kết cục trên bàn đàm phán.

Hành động xâm lược vô cớ, đánh bom các bệnh viện phụ sản và trung tâm văn hóa, cũng như ép buộc hàng triệu người phải di dời khiến cuộc chiến ở Ukraine trở thành một vấn đề đạo đức sâu sắc. Tôi đã gặp gỡ những người tị nạn Ukraine ở Ba Lan – những phụ nữ và trẻ em không thể biết cuộc sống của họ rồi sẽ ra sao, và liệu những người thân yêu của họ đang ở lại Ukraine có ổn hay không. Không một con người có lương tâm nào lại không bị xúc động trước nỗi tuyệt vọng bởi những tàn phá kinh hoàng này.

Ủng hộ Ukraine trong thời khắc cần thiết không chỉ là điều đúng đắn cần làm. Nhưng lợi ích quốc gia quan trọng của chúng ta là đảm bảo một châu Âu hòa bình và ổn định, cũng như chứng minh rõ ràng rằng kẻ mạnh không phải là kẻ đúng. Nếu Nga không phải trả giá đắt cho hành động của mình, điều đó sẽ gửi một thông điệp tới những kẻ xâm lược khác rằng họ cũng có thể chiếm đóng lãnh thổ và buộc nước khác phải phục tùng. Nó sẽ khiến sự tồn vong của các nền dân chủ hòa bình khác gặp nguy hiểm. Và nó có thể đánh dấu hồi kết của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và mở ra cánh cửa cho sự xâm lược ở những nơi khác, gây ra hậu quả thảm khốc trên toàn thế giới.

Tôi biết nhiều người trên thế giới lo ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Hiện tại, chúng ta chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, dù nước này thỉnh thoảng sử dụng luận điệu vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó là rất nguy hiểm và cực kỳ vô trách nhiệm. Tôi xin nói rõ: Bất kỳ quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân nào trong cuộc xung đột này, ở bất kỳ quy mô nào, cũng là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với nước Mỹ chúng ta, cũng như phần còn lại của thế giới, và sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Người Mỹ sẽ đồng hành với người dân Ukraine bởi vì chúng ta hiểu rằng tự do không hề miễn phí. Đó là những gì chúng ta vẫn luôn làm bất cứ khi nào kẻ thù của tự do tìm cách bắt nạt và đàn áp những người vô tội, và đó là những gì chúng ta đang làm ngay lúc này đây. Vladimir Putin đã không mong đợi một mức độ thống nhất lớn như thế này, cũng như sức mạnh từ phản ứng của chúng ta. Ông ấy đã nhầm. Nếu ông ấy mong đợi rằng chúng ta sẽ dao động hoặc rạn nứt trong những tháng tới, ông ấy sẽ lại tiếp tục nhầm một lần nữa.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.