Hội Đồng Bảo An LHQ lên án Miến Điện hành quyết 4 tù nhân chính trị

Ngoại Trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah (T) và Đặc Phái Viên của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc về Miến Điện Noeleen Heyzer họp báo tại trụ sở Quốc Hội ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 26/07/2022, lên án nhà cầm quyền quân sự Miến Điện hành quyết 4 nhà đối lập. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 27/07/2022, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án vụ tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hành quyết 4 tù nhân chính trị.

Hai ngày sau khi tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện thông báo đã hành quyết 4 tù nhân chính trị, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố lên án vụ hành quyết, đồng thời kêu gọi Miến Điện trả tự do ngay lập tức cho nhà lãnh đạo dân sự bị phế truất Aung San Suu Kyi, cũng như các tù nhân đang bị giam giữ vô cớ.

Tuyên bố của Hội Đồng Bảo An cũng nhận được sự tán thành của Nga và Trung Quốc, vốn là hai đồng minh chính từng ủng hộ tập đoàn quân sự Miến tại Liên Hiệp Quốc, cũng như của nước láng giềng Ấn Độ.

Trên Twitter, tổ chức Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), bao gồm các nghị sĩ Miến Điện, đa số thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi, đã rút vào hoạt động bí mật để chống lại chế độ quân sự cầm quyền sau vụ đảo chính tháng 02/2021, ngay lập tức hoan nghênh phản ứng của Hội Đồng Bảo An và nhấn mạnh đã đến lúc Liên Hiệp Quốc “cần có các biện pháp cụ thể chống lại tập đoàn quân sự” Miến Điện.

Trước đó, đáp lại những lời lên án, chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế về vụ hành quyết các nhà đối lập, tập đoàn quân sự Miến Điện tuyên bố 4 tù nhân chính trị đó “đáng bị tử hình nhiều lần.” Đây là 4 người đầu tiên bị hành quyết tại Miến Điện tính từ 30 năm nay. Trong số đó, có Phyo Zeya Thaw, 41 tuổi, nghệ sĩ tiên phong về nhạc rap, từng là dân biểu thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi, ông Kyaw Min Yu, 53  tuổi, nhà đối lập nổi tiếng từ phong trào phản kháng chống chế độ quân sự hồi năm 1988, hai tử tù còn lại bị quân đội tố cáo đã giết hại một phụ nữ mà họ nghi ngờ là cung cấp tin tức cho tập đoàn quân sự.

AFP nhắc lại, từ sau vụ lật đổ chính quyền dân sự, tập đoàn quân sự Miến Điện đã đàn áp phong trào chống đảo chính, giết hại hơn 2.000 thường dân, tiến hành hơn 15.000 vụ bắt bớ.

Thùy Dương

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”