Tập trận Thái-Trung và nguy cơ cho Việt Nam

Máy bay thuộc Chiến Khu Miền Nam của quân đội Trung Quốc tại một địa điểm không xác định ở Trung Quốc hôm 4/8/2022. Hình do Tân Hoa Xã công bố
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thái – Trung tập trận không quân chung

Mới đây, sau những cuộc tập trận kéo dài trên Biển Đông và xung quanh Đài Loan, Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng các cuộc tập trận của mình với một số nước Đông Nam Á.

Trung Quốc và Thái Lan mới có cuộc tập trận không quân chung “Chim ưng tấn công 2022” vào ngày 14/8. Đây là cuộc tập trận đầu tiên như vậy sau nhiều năm bị tạm hoãn do đại dịch COVID-19 và là cuộc tập trận thứ 5 kể từ năm 2015 (1).

Cuối tuần trước, trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định rằng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) để tham gia tập trận. Tuyên bố nêu rõ: “Cuộc tập trận chung nhằm mục đích tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa lực lượng không quân hai nước, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác thiết thực và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Thái Lan” (2).

Về phần mình, Tư lệnh Không quân Thái Lan Marshall Prapas Sornchaidee đã xác nhận cuộc tập trận “Chim ưng tấn công” diễn ra từ ngày 14-25/8 ở phía Đông Bắc Thái Lan, bao gồm các khoa mục “hỗ trợ trên không, tấn công mục tiêu mặt đất và triển khai quân quy mô nhỏ và lớn”, nhằm mục đích “tăng cường quan hệ và hiểu biết” với Trung Quốc (3). Các cuộc tập trận của lực lượng không quân Thái-Trung được tổ chức thường xuyên kể từ năm 2015 cho đến khi đại dịch xảy ra.

Trung Quốc biểu dương sức mạnh

Không quân PLA cử một phi đội gồm sáu máy bay chiến đấu J-10C/S, một máy bay chiến đấu – ném bom JH-7AI, một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm Thiểm Tây KJ-500 tham gia cuộc tập trận (4). Chuyên gia quốc phòng Thái Lan Chaiyasit Thantayakul cho biết Trung Quốc lần đầu tiên cử máy bay chiến đấu, ném bom JH-7AI tham gia cuộc tập trận (5).

Tờ báo Thái Lan “The Nation” lưu ý, Không quân Hoàng gia đã triển khai năm máy bay Gripen, ba máy bay cường kích Alphajet cùng một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm SAAB 340 AEW (6). Những chiếc máy bay này được phát triển bởi các tập đoàn của Thụy Điển, Đức và Pháp.

Tờ báo Nation dẫn lời các chuyên gia giấu tên lưu ý rằng cuộc tập trận “Chim ưng tấn công 2022” là một trong số ít các cuộc tập trận chung quy mô lớn trong lịch sử của hai nước, bao gồm các bài tập quân sự phức tạp và đầy đủ các trang thiết bị quân sự. Chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận định rằng, điều này cho thấy sự gia tăng mức độ tin cậy quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan (7).

Chuyên gia Elena Fomicheva nhấn mạnh: “Sự tin cậy và hợp tác quân sự của Thái Lan với Trung Quốc ngày càng sâu sắc đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đối với Trung Quốc, điều này rất quan trọng: Thông qua các cuộc tập trận chung, Bắc Kinh có thể xác định vòng tròn bạn bè và đối tác của họ trong tình hình khu vực đang chuyển biến nhanh, khi cuộc đối đầu với Mỹ ở Đông Á đang gia tăng. Căng thẳng xung quanh Đài Loan đã kích động hoạt động quân sự trên không, trên biển và trên bộ ở khu vực này, vì vậy các cuộc tập trận chung cũng là cơ hội để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu khi phải đối mặt với các nguy cơ an ninh mới” (8).

Lính hải quân Hoàng Gia Thái Lan tập trận ở căn cứ Chulaporn, tỉnh Narathiwat hôm 31/3/2021. Ảnh: AFP
Lính hải quân Hoàng Gia Thái Lan tập trận ở căn cứ Chulaporn, tỉnh Narathiwat hôm 31/3/2021. Ảnh: AFP

 

Việt Nam có cần cảnh giác?

Đáng chú ý, cuộc tập trận “Chim ưng tấn công” diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận quân sự lớn nhất, bắn đạn thật xung quanh đảo Đài Loan nhằm trả đũa chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan. Washington đã bày tỏ quan ngại ngày càng tăng trước sự quyết đoán của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, và tuần trước đã khởi động cuộc tập trận “Siêu lá chắn Garuda” ở Indonesia cùng với các đồng minh của mình.

Thái Lan đã tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và là một trong những quốc gia đầu tiên mua khí tài hải quân của Trung Quốc theo một thỏa thuận được ký kết vào năm 2017. Tuy nhiên, vào năm 2020, một thỏa thuận trị giá 724 triệu USD tiếp theo cho hai tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất đã bị trì hoãn sau khi bị dư luận phản đối kịch liệt (9).

Giới quan sát cho rằng qua cuộc tập trận “Chim ưng tấn công” lần này, quân đội Trung Quốc muốn kiểm tra năng lực của Lực lượng Không quân Thái Lan vốn được huấn luyện bởi các chuyên gia Mỹ. Ngoài ra, cuộc tập trận không quân chung của Trung Quốc và Thái Lan là phản ứng đáp trả các cuộc diễn tập quân sự của Mỹ gần Trung Quốc. Qua đó, sự tin cậy quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan ngày càng được tăng cường.

Cuộc tập trận được tổ chức tại căn cứ Không quân Hoàng gia Udorn ở Thái Lan. Đây là một khu vực chiến lược quan trọng trên toàn Đông Nam Á, chuyên gia Elena Fomicheva cũng cho biết: “Căn cứ không quân này được Mỹ trang bị và sử dụng trong cuộc chiến ở Đông Dương. Nó nằm ở phía Đông Bắc Thái Lan gần biên giới với Lào. Từ đó, máy bay Mỹ đã không kích Lào, Việt Nam và Campuchia. Ngày nay không có thông tin nào về việc người Mỹ sử dụng căn cứ này, nhưng nó không hề mất đi tầm quan trọng chiến lược.

Rõ ràng, quân đội Trung Quốc rất quan tâm đến căn cứ này bởi vì nó nằm gần Trung Quốc và gần không phận của ba quốc gia trên. Lực lượng máy bay của Không quân Thái Lan hiện nay chủ yếu gồm các phương tiện bay của Mỹ. Các phi công và nhân viên chuyên môn kỹ thuật hàng không trên mặt đất của Không quân Thái Lan đã được huấn luyện bởi các chuyên gia Mỹ trong khuôn khổ các chương trình quân sự chung. Cuộc tập trận ‘Chim ưng tấn công 2022’ có thể giúp phía Trung Quốc đánh giá mức độ của các đợt huấn luyện này, cũng như tình trạng của đội máy bay Thái Lan. Trung Quốc thường nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về đối tác của mình, chắc chắn họ sẽ ngầm nắm bắt cơ hội này” (10).

Trong cuộc diễn tập chung, các phi công Trung Quốc cũng có thể đánh giá khả năng bay của các thiết bị được sử dụng trong Không quân Thái Lan.

Việc Trung Quốc thúc đẩy các quan hệ quân sự và dần chi phối nhiều quốc gia Đông Nam Á sẽ là một đe doạ đến các quốc gia có các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc cũng đã đang xây dựng căn cứ quân sự Ream trên đất của Campuchia. Điều này sẽ khiến Trung Quốc nắm toàn bộ lợi thế một khi xảy ra xung đột quân sự trên biển Đông với Việt Nam.

Việt Nam cần phải tính đến các tình huống xấu nhất này, vì nếu xảy ra xung đột, nếu Việt Nam không có bạn bè hay “đồng minh” nào bên cạnh, chắc chắn sẽ không thể đáp trả lại được sự tấn công từ nhiều phía.

Trần Đắc Thắng

Tham khảo:

1. https://www.npr.org/2022/08/13/1117379225/china-thailand-joint-military-exercises

2. http://eng.mod.gov.cn/news/2022-08/12/content_4918002.htm

3. https://www.channelnewsasia.com/asia/thailand-china-joint-air-force-exercise-falcon-strike-military-drill-2879881

4. https://www.globaltimes.cn/page/202208/1272925.shtml

5. https://www.nationthailand.com/in-focus/national/40018874

6. https://www.nationthailand.com/in-focus/national/40018874

7. https://sputniknews.vn/20220816/trung-quoc-va-thai-lan-tap-tran-chim-ung-tan-cong-de-phong-ngua-moi-de-doa-an-ninh-cua-ho-17118054.html

8. https://sputniknews.vn/20220816/trung-quoc-va-thai-lan-tap-tran-chim-ung-tan-cong-de-phong-ngua-moi-de-doa-an-ninh-cua-ho-17118054.html

9. https://www.benarnews.org/english/news/thai/submarine-deal-04072022130926.html

10. https://sputniknews.vn/20220816/trung-quoc-va-thai-lan-tap-tran-chim-ung-tan-cong-de-phong-ngua-moi-de-doa-an-ninh-cua-ho-17118054.html

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.