Hội Liên Hiệp Phụ Nữ VN – “Một tổ chức ngốn ngân sách và vô ích”

Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII tổ chức hoành tráng tại thủ đô Hà Nội năm 2022. Ảnh: Báo Chính Phủ
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp 92 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2022), nhiều phụ nữ trong nước nói với RFA rằng chức năng thật sự của Hội này chỉ là tuyên truyền, bảo vệ đảng, chứ không đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ Việt Nam.

Tốn ngân sách

Chị Đ., yêu cầu chỉ nêu tên viết tắt vì lý do an toàn, hiện là giảng viên ở một trường đại học tại TP.HCM, nói rằng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập hơn 90 năm, nhưng chỉ hơn chục năm nay, người dân mới để ý nhiều đến ngày này. Tuy vậy, theo chị Đ., đây chỉ là dịp để mọi người chúc tụng, mua bán và biếu tặng hay đổi chác quà cho nhau.

Còn về Hội phụ nữ, theo chị Đ., hội này chưa bao giờ giúp ích gì được cho phụ nữ Việt Nam:

“Cái Hội đó chưa bao giờ phát huy bất kỳ một vai trò gì trong việc giúp đỡ quyền lợi của phụ nữ hay mang lại lợi ích gì cho người phụ nữ cả.” 

Chị Hoà, hiện đang ở Hà Nội, tỏ ra bức xúc khi cho rằng ngân sách Nhà nước hàng năm phải chi tiền để nuôi một Hội, mà theo chị là “vô tích sự.”

“Hàng năm ngân sách Nhà nước tốn rất nhiều tiền dành cho cái Hội đó. Thực sự tôi cũng rất hoang mang và cũng không có một câu trả lời nào thỏa đáng về cái Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, không hiểu là họ làm được gì và trách nhiệm của họ là gì trong xã hội này.

Tôi thấy vẫn còn rất nhiều người phụ nữ đi lấy chồng bị bạo hành nhưng cái Hội phụ nữ vẫn không làm gì được. Các chức năng ‘bảo vệ phụ nữ,’ theo tôi nghĩ, đó là họ đẻ ra để tô điểm, làm màu, mị dân là chính.”

Trên trang web chính thức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có đăng tải một văn bản công khai quyết toán ngân sách năm 2019 của Hội này. Theo đó, trong năm 2019, Hội Phụ nữ được phân bổ 77 tỷ 262 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước.

Cánh tay nối dài của đảng

Theo Điều một, Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, hai chức năng chính của Hội này là: “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng đảng, tham gia quản lý Nhà nước; Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.”

Trong thực tế, với những gì đã trải qua và tận mắt chứng kiến, chị Đ., cho rằng vai trò chính của Hội này chỉ là một cánh tay nối dài của đảng. Chị Đ. Nói tiếp:

“Nó chính là cánh tay nối dài của đảng. Mỗi lần Việt Nam có biểu tình, nhiều người bị cấm ra đường thì đều là người của Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hay của Hội Cựu chiến binh được điều động đến ngăn chặn người dân ra khỏi nhà. Đó là trải nghiệm của cá nhân tôi.” 

Trong khi đó, nhiều người phụ nữ Việt Nam bị chính quyền bắt bỏ tù, bị đánh đập trong trại giam. Điển hình, bà Huỳnh Thục Vy, từng là đại diện của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức độc lập bảo vệ quyền của người phụ nữ, tố cáo bị đánh đập, bóp cổ trong tù hồi đầu tháng 10 vừa qua. Hay trường hợp trẻ em gái tuổi vị thành niên bị đưa sang Ả Rập Xê Út làm nghề giúp việc nhà, rồi bị bóc lột sức lao động đến mức tử vong ngay trên xứ người…

Tất cả các trường hợp như vậy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gần như im lặng, không có bất kỳ động thái nào “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ.” 

Không chỉ Hội Phụ nữ, theo chị Đ hầu như tất cả các hội đoàn khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Sinh viên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo vệ Trẻ em… đều không làm đúng những gì điều lệ ghi.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.