Ai cho ta tự do, ai cho ta dân chủ?

Giới chức ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ trong một lần đối thoại ở Hà Nội trước đây. Ảnh minh họa: RFA/ AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày hôm qua, 01/11/2022, đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Saigon tổ chức gặp gỡ người nhà của một số người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ. Cuộc gặp này được thực hiện trước buổi đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ được tiến hành sau đó một ngày. Tôi là luật sư duy nhất có mặt trong buổi trao đổi này theo lời mời của họ. Trong phần tham vấn ý kiến, khi được hỏi ý kiến góp ý của luật sư về việc cần làm gì để cải thiện thực trạng nhân quyền, tôi góp ý một số nội dung chính sau:

1. Cần phải thực hiện việc đối thoại với những người bất đồng chính kiến để tận dụng trí tuệ, tài năng của họ để giúp ích cho quốc gia; điều này ngay từ khi xây dựng nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm và theo nhận xét của nhiều người là đã làm rất tốt nhưng hiện nay người ta không làm.

2. Cần thay đổi, tiến tới xoá bỏ các điều luật hà khắc trong Bộ luật Hình sự hiện hành liên quan tới quyền tự do ngôn luận của người dân vì một số điều khoản mâu thuẫn, thậm chí là trái với quy định của Hiến pháp Việt Nam cũng như trái với các Điều ước quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia.

3. Cần chấm dứt ngay việc giám định tư tưởng của con người; chấm dứt ngay việc sử dụng một cơ quan không có chuyên môn để giám định tư tưởng con người, quy chụp và quy kết hành vi có dấu hiệu tội phạm của một con người thay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Toà án. Một khi chưa bãi bỏ được quy định nêu trên, cần phải triệu tập những người giám định tới toà để làm rõ nội dung mà họ giám định và tranh luận, đối đáp với luật sư bào chữa, tránh tình trạng trốn tránh như hiện tại. Thực tế, nội dung này các đồng nghiệp của tôi như Ls Đặng Đình Mạnh, Lê Văn Luân… đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các phiên toà nhưng chưa bao giờ được xem xét cả.

Trong buổi gặp gỡ này, khi một vị hỏi tôi, liệu rằng họ có thể giúp gì được không? Tôi nói rằng, tôi nói câu này có thể khiến quý vị không vui nhưng tôi vẫn cứ nói, tôi hỏi ngược lại ông ấy rằng, liệu rằng các vị có giúp được thật không mà hỏi? Tôi cũng tham dự buổi gặp gỡ tương tự với đại diện EU trước hôm đối thoại với Việt Nam nhưng nghe chừng không có kết quả khả quan sau đó! Mọi người trong khán phòng đều cười ồ lên.

Sau đó, vị lãnh đạo cấp cao của Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với tôi rằng câu hỏi của ông giống như câu hỏi hỏi mà lãnh đạo Chính phủ Hoa Kỳ đã hỏi chúng tôi và chúng tôi cũng không có câu trả lời chính xác. Lãnh đạo nói với chúng tôi rằng đối thoại nếu không giải quyết được gì thì đi đối thoại làm gì cho tốn kém! Tôi không đồng tình với quan điểm đó vì cho rằng, dù không đạt được mọi thứ mình muốn nhưng đối thoại sẽ có thể cải thiện tình hình từng bước, ngược lại, mọi thứ sẽ đi thụt lùi… Và, đó là lý do chúng tôi đi cả đoàn đến Việt Nam – Có thể chúng tôi không thay đổi được những điều vĩ mô nhưng các vấn đề nhỏ hơn thì có thể.

Tôi cũng cười và chúng tôi cùng thống nhất rằng, hy vọng, nếu có cuộc gặp gỡ vào năm sau, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn và chúng tôi sẽ có điều vui hơn để kể.

Như vậy, những nơi mà nhiều người mơ ước, kỳ vọng như Hoa Kỳ hay các nước EU, lời nói của họ cũng không mang quá nhiều ý nghĩa trong các cuộc đối thoại nhân quyền đối với Việt Nam. Mỗi bên đều giữ lập trường, quan điểm của mình và mọi thứ chủ yếu chỉ dừng lại ở góc độ chia sẻ; sự “mặc cả” trên bàn đàm phán (nếu có, mà thực tế là có, theo tiết lộ của một người giấu tên) chỉ được thực hiện ở một hoặc một số vấn đề nhỏ mà các bên cùng quan tâm từ trước.

Thế nên, việc trông đợi giúp sức từ bên ngoài để cải thiện tình hình trong nước là một điều rất xa vời, phi thực tế, không mang nhiều ý nghĩa mà tự ta phải giúp lấy ta mà thôi. Tự do, dân chủ không tự nhiên mà có được, không phải chờ ai mang đến mà mỗi một chúng ta phải tự tạo ra nó, tạo cơ hội cho những người xung quanh. Tự do, dân chủ tới từ tri thức, từ nỗ lực của mỗi một người chúng ta chứ không thể trông chờ ai đó ban cho…

Luật Sư Ngô Anh Tuấn

Nguồn: FB Tuan Ngo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”