Tham nhũng và tài sản phi pháp tại Việt Nam tại Hội Nghị Quốc Tế Chống Tham Nhũng IACC 2022

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại diện của nhóm cộng đồng và hội đoàn tại Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật – với sự hỗ trợ của Việt Tân – đã cùng tiến hành công tác Global Magnitsky trong 6 năm qua, đã tham dự Hội nghị IACC 2022 nhằm quảng bá vấn nạn trấn áp, giết người quy mô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác trên bình diện rộng tại Việt Nam đến công luận thế giới.

Hội Nghị Quốc Tế Chống Tham Nhũng (International Anti Corruption Conference –  IACC) do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International -TI) tổ chức đã diễn ra trong các ngày 6-10/12/2022 tại Omni Shoreham Hotel, thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ với sự tham dự của hơn 2.000 người thuộc các tổ chức xã hội dân sự, báo giới, chính giới Hoa Kỳ và quốc tế.

Hội nghị quy tụ các thành viên các NGO từ khắp nơi như Phi Châu, Á Châu, Đông Âu đến chia sẻ kinh nghiệm điều tra và tố cáo tham nhũng, cũng như giúp chính quyền các nước và các nhà đầu tư sao cho minh bạch, giảm thiểu ảnh hưởng và kẽ hở cho tham nhũng (như: REDRESS/UK Anti-Corruption Coalition, CivicDataLab, Democracy Plus, SEEK Initiative, Open Contracting Partnership, Transparency International, Public Citizen, The League of Conservation Voters, Citizens for Responsibility and Ethics,…) dựa trên Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tham Nhũng (UNCAC 2003) mà Việt Nam đã ký kết vào ngày 19/8/2009 và một số tài liệu và nghiên cứu của Chương Trình Phát Triển LHQ (UNDP), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)… như Stolen Asset Recovery Initiative (StaR).

Dịp nầy, đại diện của nhóm cộng đồng và hội đoàn tại Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật – với sự hỗ trợ của Việt Tân – đã cùng tiến hành công tác Global Magnitsky trong 6 năm qua, đã tham dự Hội nghị IACC 2022 nhằm quảng bá vấn nạn trấn áp, giết người quy mô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác trên bình diện rộng tại Việt Nam đến công luận thế giới. Qua các tài liệu do nhóm thực hiện như Shadow Report I, Shadow Report II, các Petition Report về vụ Đàn áp Phái đoàn Giáo xứ Song Ngọc, Giết người chiếm đất tại Đồng Tâm, Tài sản phi pháp tại Việt Nam,… hơn 100 quan chức cao cấp CSVN đã bị đề nghị trừng phạt theo tinh thần của đạo luật Global Magnitsky (cấm nhập cảnh, niêm phong và thu hồi tài sản phi pháp).

Hội Nghị đã diễn ra trong 5 ngày, với nhiều nhóm chủ đề quan trọng trong các phiên khoáng đại (plenaries) và các nhóm làm việc (working sessions). Các chủ đề bao gồm:

– Chủ đề 1: Uprooting corruption: Global security demands a global response;
– Chủ đề 2: Defending the defenders, those who uncover the truth and the victims of corruption and the violations of human rights;
– Chủ đề 3: Building the path towards a fair and sustainable future;
– Chủ đề 4: Overcoming corruption in a race against the climate crisis;
– Chủ đề 5: Ending dark markets, criminal networks and cross border crimes;
– Chủ đề 6: Fighting Greed, kleptocracy, oligarchs, money laundering and their enablers;
– Chủ đề 7: Focus Track: The future of the fight against corruption.

Một số diễn giả là chính giới cao cấp Hoa Kỳ như Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, Ngoại trưởng Antony Blinken (online); Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Bjørg Sandkjær, cựu Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Panama Isabel Saint Malo, David Malpass Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới,…

Đại diện Nhóm Công tác Global Magnitsky đặc biệt quan tâm đến nhóm chủ đề thứ 6 (Fighting Greed, kleptocracy, oligarchs, money laundering and their enablers). Đại diện nhóm đã trao đổi, thu thập được nhiều liên lạc với các NGO quan tâm đến vấn đề chống tham nhũng, minh bạch,… cần thiết cho các công tác vận động trong tương lai.

Nhân dịp này, tài liệu tiếng Anh “Illegal Asset in Republic Socialist of Vietnam” (tài sản phi pháp tại Việt Nam) đã được phổ biến đến một số đại diện NGO và chính giới Hoa Kỳ. Tài liệu nêu lên sự liên hệ của nhiều thành phần tại Việt Nam với các dịch vụ chuyển tiền để rửa tiền, che dấu gốc tích tài sản tại các thiên đường thuế khóa (tax heaven), qua các bình phong trung gian (puppet master) trong Hồ sơ Panama Leaks và Offshore Leaks do tập hợp ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) công bố.

Tài liệu cũng trình bày với nhiều chi tiết trường hợp Tập đoàn Viettel viễn thông của quân đội, đã cấu kết với lãnh dạo CSVN trong vùng Hà Nội, nhằm chiếm đoạt khu đất, nhà ở của người dân tại Đồng Tâm, và giết chết cụ Lê Đình Kình, tuyên án tử hình 2 người con của cụ, cũng như ra án tù nặng nề cho người cảnh báo (whistleblower) là bà Cấn Thị Thêu và 2 người con Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương.

Trong phần phụ bản, một số hình ảnh các dinh thự tráng lệ trị giá hàng triệu đô-la của một số cán bộ CSVN cấp trung (cấp tỉnh, huyện, cán bộ địa phương) cho thấy tầm vóc của vấn nạn tham nhũng tại Việt Nam, trong lúc lợi tức trung bình của người dân chỉ khoảng 2.700 Mỹ kim/năm và lương cấp bộ trưởng chỉ khoảng 12.000 Mỹ kim/năm.

Đặng Vũ Chấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.