Về một đại nạn không kịp đến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ẩn trong những câu chuyện hào nhoáng dễ làm lay động lòng người trong đại dịch, cũng có chuyện cần nhắc lại, đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tình nguyện chích Nanocovax để vận động cho nghiên cứu thương mại này sớm được đưa vào chương trình quốc gia. Không những chích một mũi, mà ông còn chích đến hai mũi để chứng minh về tính hữu hiệu tuyệt đối của vaccine này.

Nếu đã chích đến hai mũi của Nanocovax, vậy thì chắc chắn PTT Võ Đức Đam sẽ không thể chích thêm được các vaccine khác mà Việt Nam đã xin thế giới viện trợ.

Thật lòng, cho đến bây giờ câu hỏi lớn vẫn là có chuyện thật sự ông Đam đã can đảm chỉ đưa duy nhất vaccine Nanocovax đang thí nghiệm vào cơ thể lãnh đạo quý báu của mình không, thay cho những vaccine uy tín hơn của nước ngoài? Rất nhiều người không tin chuyện này, mặc dù hình ảnh cho thấy hết sức cảm động và chân thật.

Thật đáng để suy nghĩ, khi 3 cơ quan nghiên cứu vaccine nội hóa công bố cuộc chạy đua giành thị phần ở Việt Nam từ năm 2020 cho đến nay, dẫn đầu là Nanocovax, đều bị Bộ Y Tế bác bỏ vì không có đủ mức đo lường về sự an toàn, mà theo một nguồn tin từ báo Quân đội Nhân dân là tới tháng 3 năm 2022, thì Nanocovax mới được coi là hoàn thành thử nghiệm của mình, nhưng vào thời điểm đó thì đất nước đã không còn cần khẩn cấp cần vaccine nữa.

Hãy thử nhìn vấn đề theo hai chiều trung dung: có hay không chuyện các cơ quan nghiên cứu vaccine thân thiết với bộ máy nhà nước hơn, đã làm áp lực ngầm để ngăn cản việc phát hành Nanocovax trước, nhằm để chiếm thị trường, mà phía ủng hộ thì có Phó Thủ tướng Võ Đức Đam công khai tham gia “chích” thử nghiệm loại vaccine này, để nhằm vận động cho doanh nghiệp này bước vào phân phối. Mà nói trắng ra, lúc đó có nhận chích, ông Đam cũng không thể biết nhiều gì khoa học Nanocovax, ngoài đam mê và niềm tin.

Bức ảnh của ông Đam, thấy được thấy là dàn dựng rất chu đáo: Ánh mắt của ông kiên định nhìn về phía ống kính như một Bồ Tát chấp nhận hiểm nguy để đi đầu thử nghiệm cho dân tộc (có báo đã bình như vậy). Chích vaccine – như hàng triệu người dân đã kinh qua trong mùa đại dịch, không ai phải cởi cả áo cả – việc diễn ra rất nhanh – chỉ cần vén áo lên là xong. Bức ảnh cho thấy ông Đam mở hẳn cả một bên áo, làm rõ mục đích truyền thông là quyết tâm đồng hành với Nanocovax.

Thế nhưng bài phỏng vấn ông Vũ Đức Đam, lạm dụng cả kênh chính của nhà nước, có tựa đề “Phó Thủ tướng Võ Đức Đam: sức khỏe của tôi bình thường sau khi tiêm thử nghiệm” (có thể search/tìm với từ khóa này trên google để tìm thấy) đã bị im lặng gỡ bỏ, ngay sau khi Nanocovax liên tiếp bị Bộ Y Tế VN chỉ ra rằng chưa đủ tiêu chuẩn.

Đường dây vận động cho Nanocovax – hãy xin tạm gọi là có mục đích thao túng tin tức với dân chúng và cả bộ máy nhà nước – có cả sự tham gia của viên chức tôn giáo cấp cao của nhà nước là ông Thích Nhật Từ.

Vượt qua lệnh giãn cách xã hội gắt gao thời bấy giờ, ông Thích Nhật Từ cầu nguyện riêng cho Nanocovax tại chùa Giác Ngộ, Quận 10, Sài Gòn, hôm 17/9/2021. Ảnh chụp FB Thích Nhật Từ
Vượt qua lệnh giãn cách xã hội gắt gao thời bấy giờ, ông Thích Nhật Từ cầu nguyện riêng cho Nanocovax tại chùa Giác Ngộ, Quận 10, Sài Gòn, hôm 17/9/2021. Ảnh chụp FB Thích Nhật Từ

 

Trong những bản video bị lộ và lan truyền trên mạng cho thấy ông Thích Nhật Từ (tục danh Trần Ngọc Thảo) đang dẫn đầu một nhóm nhà sư dưới tay và làm lễ cầu nguyện cho Nanocovax ngay tại bản doanh của cơ sở thương mại này. Nếu chỉ là chuyện cầu nguyện cá nhân và riêng tư thì không có gì để nói, nhưng đến ngày 17 tháng 09 năm 2021, ông Thảo tổ chức đại lễ, vượt qua lệnh giãn cách, long trọng cầu nguyện riêng cho Nanocovax tại chùa Giác Ngộ, Quận 10, TP.HCM.

Nếu nói là tấm lòng Bồ Tát, vì dân vì nước, thì ông phải cầu nguyện cho tất cả những vaccine của Việt Nam nghiên cứu sớm thành đạt để có thể cứu dân, chứ tại sao long trọng cho riêng Nanocovax? Đặc biệt ông Thảo hoàn toàn mù tịt, chẳng biết gì về khoa học và vaccine, nhưng lại quyết chọn Nanocovax như một đích đến duy nhất và rõ ràng làm truyền thông đại chúng để kéo chư Phật vào trình diễn, quảng bá với công chúng. (Giờ thì status này của ông Thảo dường như đã bị ẩn đi, không thể tìm thấy được).

Cũng may, phước phần của dân tộc VN còn lớn, vì người dân có phải trải qua hai kiếp nạn là test kist Việt Á, cùng Chuyến bay nhân đạo giải cứu, nhưng vẫn là may mắn. Vì bởi nếu lúc đó Nanocovax được thông qua, và chẳng may để lại các hậu chứng – người dân luôn phải tự gánh vác phần mình – thì Tam Tai ấy, ông Thảo và vị PTT Đam ắt gánh phần không ít.

Thật ra trong quá trình nghiên cứu của Nanocovax, người ta chỉ nghe qua tuyên bố về những thành tựu chứ không thấy một y văn nào mô tả chi tiết về việc họ đã nghiên cứu và hiệu quả nghiên cứu như thế nào. Trong khi các loại vaccine hàng đầu như Astra Zeneca, Pfizer, Moderna thận trọng nói họ có thể ngăn chặn được virus Corona từ 75-80%, riêng Nanocovax tuyên bố họ có thể ngăn chặn đến 90% đứng đầu thế giới, nhưng không cho các tổ chức uy tín của quốc tế cơ hội để kiểm chứng. Đó là chưa nói công ty thương mại này từng lập lờ nói như thể Liên Hiệp Quốc công nhận họ là một trong những vaccine đủ tiêu chuẩn, được chấp nhận.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, thuộc Viện nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ kiêm cố vấn khoa học Ruy Băng Tím viết trên Facebook cá nhân rằng: “Nanocovax có thể không phải là một vaccine COVID-19 đứng đầu thế giới nhưng đây là vaccine đầu tiên trên thế giới được tổ chức lễ cầu nguyện để được lưu hành!”

Có thể thấy Nanocovax chưa được giới chuyên khoa chấp nhận, nhưng Hội đồng “tâm linh” của ông Thảo ngỏ ý muốn phê duyệt, làm áp lực quần chúng cho việc khan hiếm vaccine khẩn cấp, mà trên thực tế là nhà nước không có chính sách đặt mua sớm, mà chỉ yêu cầu viện trợ là chính, nên có một giai đoạn hết sức khan hiếm.

Đã một năm đại nạn Covid-19 trôi qua ở Việt Nam, có thể nhìn lại và thấy đại nạn ập đến không chỉ đến từ tự nhiên, mà còn đến từ những cơ hội âm mưu trục lợi phi tổ quốc, phi đồng bào, bất chấp nỗi đau và tiếng rên xiết của người dân trong nguy khốn.

Câu chuyện vừa được viết lên ở đây có thể mô tả cho thấy là một trong những đại nạn đã không kịp xảy ra với dân tộc Việt, nay nghĩ lại, chỉ có thể tin rằng đó là phước phần của đất nước này trước, vốn vẫn luôn đứng trước những âm mưu lạnh lẽo.

Tuấn Khanh

Nguồn: FB Khanh Nguyen

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.