Trung Quốc đối phó với công nghệ AI ra sao?

Nguồn: MetaNews
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giữa năm ngoái, tờ Techcrunch đã tiết lộ chuyện trong hệ thống cầm quyền của Trung Quốc cho lưu hành một tập tài liệu, nói về định hình sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong vài năm phải được định hướng rõ là “chủ quyền kỹ thuật số” – ám chỉ khả năng của một quốc gia trong việc phải biết kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính mình, bao gồm quyền tự chủ đối với phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Các đợt cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là cơ hội thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi độc lập về công nghệ trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn đến nghiên cứu cơ bản về AI.

Khi ChatGPT của OpenAI xuất hiện, cho thấy tiềm năng phá vỡ các rào cản bị kiểm duyệt hoặc bưng bít từ giáo dục, tin tức đến dịch vụ… Trung Quốc đã ra chỉ thị là muốn phát triển các ChatGPT cây nhà lá vườn của mình, không chỉ để đảm bảo quyền kiểm soát cách dữ liệu truyền qua các công cụ đó, mà còn để tạo ra các sản phẩm AI đặc thù văn hóa và chính trị của chủ nghĩa cộng sản.

Nhờ chuẩn bị trước, dự kiến ​​ra mắt vào tháng 3 năm này, robot đàm thoại của Baidu trước tiên sẽ được tích hợp vào công cụ tìm kiếm của hãng, theo tin từ The Wall Street Journal. Điều đó cho thấy chatbot sẽ chủ yếu tạo ra kết quả bằng tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên, mô hình học sâu được đào tạo trên cả nguồn dữ liệu tiếng Trung và tiếng Anh, bao gồm cả thông tin thu thập được bên ngoài Bức tường lửa vĩ đại, cơ sở hạ tầng kiểm duyệt internet phức tạp của đất nước này.

Giống như tất cả mọi kênh thông tin trói buộc con người ở Trung Quốc, chatbot của Baidu chắc chắn sẽ phải tuân theo các quy định và quy tắc kiểm duyệt của Bắc Kinh. Hiện điều này đã xuất hiện cụ thể, như ứng dụng chuyển văn bản thành hình ảnh của công ty ERNIE-VilG, đã từ chối câu từ bị coi là “nhạy cảm” về chính trị. Nhưng AI đàm thoại xử lý các yêu cầu phức tạp hơn nhiều so với trình tạo hình ảnh — nên người ta vẫn theo dõi xem đứa con cưng của Bắc Kinh là Baidu sẽ vượt qua ranh giới giữa sự kiểm duyệt hạn chế, để được sự tự do và sáng tạo cho bot của mình như thế nào?

Ngày 10 tháng Giêng năm nay, Trung Quốc đã ban hành Quy định áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động tại Trung Quốc về AI. Không có gì đáng ngạc nhiên, đây chỉ là những ràng buộc các giá trị tự do chính trị, hay phi xã hội chủ nghĩa của Bắc Kinh, vốn sẵn sàng hạn chế trước, và giám sát bằng công an hầu hết các hình thức dịch vụ internet tiêu dùng, chẳng hạn như trò chơi, phương tiện truyền thông xã hội và video ngắn. Chẳng hạn, quy định nhưng rất chung và mơ hồ như “người dùng bị cấm sử dụng AI tổng quát để tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm cho ‘an ninh quốc gia,’ gây tổn hại đến lợi ích công cộng hoặc bất hợp pháp.”

Có nghĩa hôm nay, ở Việt Nam với hàng rào còn lỏng lẻo của quy định về AI và internet, nhiều người đang cười vui về các câu hỏi được AI trả lời như “Anh Lê Văn Tám có là anh hùng Việt Nam?”… thì sớm muộn gì, những loại câu hỏi có tính tạo dữ liệu sẽ bị coi là phản động và đang âm mưu ‘mớm’ cho kho nhập dữ liệu tự động, có thể bị khép vào điều 117 “Tuyên truyền chống nhà nước” chẳng hạn. Đó là chưa nói, với lực lượng tuyên truyền được nuôi hùng hậu, việc chồng dữ liệu thay thế, câu trả lời là “đúng vậy” không cần chú giải, sớm muộn gì cũng bắt gặp ở nhiều nơi.

Hiện ở Trung Quốc, các bản thử nghiệm đàm thoại AI của Baidu, đang được triển khai với hàng trăm ngàn người bằng điều kiện qua định danh đúng của căn cước. Tính ẩn danh không thực sự tồn tại trên internet Trung Quốc vì người dùng thường được yêu cầu liên kết tài khoản trực tuyến của họ với số điện thoại được đăng ký với ID chính phủ của họ. Các nhà cung cấp AI tổng quát cũng được yêu cầu tương tự để xác minh người dùng bằng số điện thoại di động, ID hoặc các dạng tài liệu khác. Có nghĩa là, ngay cả khi bạn viết một câu mơ hồ hỏi AI rằng “Chủ tịch có đánh rắm không?”, bạn cũng có thể trở thành nạn nhân bất thường vì chính định danh chính xác của mình.

Cùng với nhiều trường hợp về giả mạo hay lạm dụng công nghệ, người dùng vi phạm các quy định này sẽ phải đối mặt với nhiều mức hình phạt khác nhau. Tương tự như các hãng hàng không, các nhà khai thác dịch vụ AI địa phương được yêu cầu lưu giữ hồ sơ về hành vi bất hợp pháp và báo cáo cho các cơ quan hữu quan, để cấm không còn được tham gia hoặc bị theo dõi vĩnh viễn.

Ngoài ra, các nền tảng cũng luôn đưa ra cảnh báo, hạn chế sử dụng, tạm dừng dịch vụ hoặc thậm chí đóng tài khoản của những người vi phạm quy tắc xã hội chính trị – cao hơn – là sau tiếng gõ cửa, bạn sẽ thấy nhân viên công an đứng trước nhà mình.

Tuấn Khanh

Nguồn: FB Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.