Trung Quốc học Nga để chuẩn bị đánh Đài Loan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine đem lại cho Trung Quốc những bài học kinh nghiệm quý giá vào lúc ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đang đẩy mạnh kế hoạch thâu tóm Đài Loan và thực hiện giấc mộng “trẻ hóa” dân tộc Trung Quốc.

Chiến tranh Ukraine càng ngày càng hiện rõ là cuộc đối đầu gián tiếp giữa hai cường quốc nguyên tử Nga và Mỹ, giữa các hệ thống vũ khí tối tân nhất, các hình thức chiến tranh mới nhất của Nga và NATO. Không trực tiếp tham gia chiến trận, các chiến lược gia Trung Quốc vẫn theo sát tình hình, rút ra những bài học từ thành công và thất bại của cả hai bên để áp dụng vào cuộc chiến tranh với Đài Loan – hòn đảo tự trị được Mỹ hậu thuẫn và cam kết bảo vệ.

Một bài tường thuật trên báo The New York Times phân tích gần một trăm bài nghiên cứu, đánh giá cuộc chiến Nga-Ukraine của các chuyên gia quân sự, chuyên gia vũ khí của Trung Quốc ghi nhận Quân Giải Phóng Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực tận dụng thực tế chiến trường để rút tỉa kinh nghiệm.

Một là, họ nghiên cứu cách thức mà quân Nga sử dụng các loại hỏa tiễn siêu vượt âm (hypersonic missles) để phá hủy các kho đạn dược, kho nhiên liệu lẫn các cơ sở hạ tầng năng lượng của đối phương. Cho đến nay, Trung Quốc là nước có lợi thế lớn về các loại hỏa tiễn siêu vượt âm, qua mặt cả Hoa Kỳ

Hai là họ nghiên cứu cách quân đội Ukraine sử dụng đường truyền vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk để phối hợp tác chiến và né tránh nỗ lực của Nga phá hủy hệ thống truyền tin của họ. Trung Quốc cần phải nhanh chóng thiết lập mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp như Starlink để bảo đảm thông tin liên lạc, đồng thời tìm cách triệt hạ các hệ thống của đối phương như Starlink.

Họ nhìn thấy ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, thành công trong việc đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử để ngăn cản các cường quốc Tây phương can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine. “Chiến lược răn đe hạt nhân của Nga chắc chắn có vai trò trong việc bảo đảm NATO dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã không dám tham dự trực tiếp vào cuộc chiến,” Trung Tướng Mạnh Tương Thanh, giáo sư Đại Học Quốc Phòng Quốc Gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, viết trên Quang Minh Nhật Báo hồi Tháng Giêng. Trung Quốc cần nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của chính mình để răn đe trong cuộc chiến tương lai.

Những sự yếu kém về vũ khí tình báo và hậu cần đã ngăn cản bước tiến của quân đội Nga và gây ra thương vong khủng khiếp cho các đơn vị quân đội. Từ thất bại của Nga, các chỉ huy quân đội Trung Quốc khuyến cáo nước này cần tập trung vào cải thiện hậu cần, chuẩn bị cho những chiến dịch khó khăn và nguy hiểm như vượt biển, chiếm đảo – nhắm tới việc xâm chiếm Đài Loan.

Trung Quốc không chỉ tích cực học tập những kinh nghiệm xương máu của Nga và Ukraine trên chiến trường, họ còn đưa những bài học đó vào huấn luyện binh sĩ, củng cố niềm tin rằng Trung Quốc có thể chiến thắng trong cuộc xung đột tương lai cho dù Đài Loan có được Hoa Kỳ và các đồng minh dân chủ hỗ trợ mạnh mẽ, như Ukraine hiện nay.

Cùng với việc nghiên cứu học tập, các nhà lãnh đạo Trung Quốc – đặc biệt là ông Tập Cận Bình – ngày càng bộc lộ quyết tâm sẵn sàng đối đầu với Hoa Kỳ trong vấn đề Đài Loan và rộng hơn nữa.

Kỳ họp Quốc Hội nước này hồi đầu Tháng Ba đã thông qua đề nghị của chính phủ Trung Quốc tăng 7,2% ngân sách quốc phòng năm 2023, lên 1.550 tỷ nhân dân tệ, tương đương $224,8 tỷ. Mức chi tiêu quốc phòng này chỉ kém Hoa Kỳ, và lớn hơn tổng chi tiêu quốc phòng của các đồng minh Hoa Kỳ trong khu vực (Úc, Nhật, Philippines, Nam Hàn và Thái Lan) cộng lại. Thực tế, Trung Quốc có thể chi nhiều hơn con số báo cáo; ví dụ năm 2021, Bắc Kinh công bố ngân sách quốc phòng $209 tỷ, nhưng Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) ghi nhận số thực chi của Trung Quốc là $293,4 tỷ, gần gấp rưỡi con số báo cáo.

Chi phí quân sự của Trung Quốc như vậy đã nhiều gấp ba lần của Nga. Năng lực công nghệ và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc cũng rộng lớn hơn và tân tiến hơn Nga, giúp cho nước này sản xuất với số lượng lớn các loại vũ khí tối tân như máy bay không người lái, phi pháo chính xác mà hiện quân Nga đang rất thiếu hụt.

Sự kiện Nga bị các nước công nghiệp Tây phương cấm vận kinh tế làm cho Trung Quốc phải tính tới lúc họ lâm vào hoàn cảnh tương tự. Vì thế, một chính sách lớn mà ông Tập Cận Bình công bố trước Quốc Hội Trung Quốc hôm 5 Tháng Ba là nước này phải nhanh chóng tự túc và giảm phụ thuộc vào việc nhập cảng công nghệ lẫn lương thực thực phẩm. “Trong trường hợp chúng ta bị thiếu thốn, thị trường quốc tế sẽ không bảo vệ chúng ta,” ông Tập nói.

Cựu Thủ Tướng Lý Khắc Cường, trong báo cáo trước Quốc Hội Trung Quốc tháng trước cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải “cương quyết giữ vững bát cơm của 1,4 tỷ dân Hoa Lục” trong tay họ. Hiện Trung Quốc nhập cảng ồ ạt xăng dầu, khí đốt và ngũ cốc để đề phòng một cuộc xung đột quân sự.

Sau khi quân Nga bị đánh bật khỏi khu vực Đông Bắc Ukraine, Tổng Thống Putin phải gấp rút ban hành lệnh động viên để tăng quân số cho chiến trường. Trung Quốc hiện không ở trong tình trạng chiến tranh nhưng các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng của nước này từ cuối năm ngoái đã ban hành một đạo luật mới cho phép PLA được dễ dàng gọi nhập ngũ các lực lượng dự bị, bổ sung quân số khi cần thiết, tránh tình trạng bị động như ông Putin.

Ngoài ra, gần đây Trung Quốc đã cho xây dựng rất nhiều hầm tránh bom ở Phúc Kiến và Chiết Giang đối diện đảo Đài Loan làm nơi trú ẩn khi chiến tranh xảy ra. PLA cũng lập ra các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ trên khắp nước, kể cả Bắc Kinh, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Nội Mông, Sơn Đông, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Tây Tạng… theo thông tin từ báo chí Trung Quốc.

Trung Quốc vốn đã là một chế độ toàn trị, đàn áp khốc liệt những tiếng nói đối lập trong dân chúng. Nhưng để “xây dựng khối đoàn kết chung quanh đảng Cộng Sản” trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, ông Tập trao quyền cho lãnh đạo PLA được bắt giam, truy tố, xét xử và bỏ tù bất kỳ ai có lời nói hoặc hành động cản trở hoạt động của quân đội. Ông Putin đã làm như vậy ở nước Nga, khiến cho ở Nga không còn ai dám phản đối cuộc chiến tranh đầy tai họa của ông ta và Trung Quốc sẽ làm theo bài học này.

Đi xa hơn, hội nghị Chính Hiệp Trung Quốc đầu Tháng Ba cũng đã chấp nhận việc lập một “danh sách đen” các nhà hoạt động và lãnh đạo chính trị Đài Loan ủng hộ độc lập của đảo quốc, phê chuẩn việc ám sát các nhân vật này, kể cả Phó Tổng Thống Đài Loan William Lai Ching-te, nếu họ không thay đổi quan điểm. Hành vi này tương tự với việc Moscow âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo Ukraine, kể cả ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, để lập ra một chính phủ bù nhìn thân Nga ở Kiev.

Nhìn chung, Trung Quốc theo dõi sát cuộc chiến ở Ukraine và chuẩn bị đầy đủ cho cuộc xâm lược Đài Loan, rộng hơn là một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ mà ông Tập đã công khai lên án: “Các nước Tây phương do Hoa Kỳ dẫn đầu đã ngăn cản từ mọi hướng, bao vây và chèn ép chúng ta. Mang lại những thách thức nghiêm trọng chưa từng có cho đất nước chúng ta,” ông Tập nói với các đại biểu Quốc Hội Trung Quốc; trái với lệ thường. Đây là lần đầu tiên ông ta nêu đích danh Hoa Kỳ để phê phán.

Bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, sẽ đến California trong ngày Thứ Tư, 5 Tháng Tư, và hội đàm với ông Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Bắc Kinh dọa sẽ có biện pháp trả đũa mạnh mẽ, làm mọi người nhớ lại chuyến viếng thăm Đài Bắc của bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ khi đó, vào Tháng Tám năm ngoái.

Lần này, nhiều nhà quan sát cho rằng phản ứng của Bắc Kinh sẽ có chừng mực và không quá dữ dội. Nhưng bản chất mù mờ của hệ thống Trung Quốc làm cho khó đoán chính xác hành vi của nước này. Có điều Trung Quốc đã chuẩn bị khá chu đáo, nên có thể chuyến ghé lại Los Angeles của bà Thái Anh Văn có thể mang nhiều rủi ro khó lường trước được.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?