Gia đình, công chúng thỉnh cầu chủ tịch nước hoãn tử hình Nguyễn Văn Chưởng

Ông Nguyễn Văn Chưởng. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng và hàng nghìn người khác trong 4 ngày nay gửi lời thỉnh cầu đến chủ tịch nước Việt Nam xin tạm hoãn thi hành án tử hình của Chưởng, nhưng chưa có hồi đáp từ nhà lãnh đạo. Một luật sư nắm rõ vụ án nói nếu thi hành án sẽ là “sai lầm đặc biệt nghiêm trọng”, ảnh hưởng lớn đến niềm tin của dân vào đảng, nhà nước.

Đưa thông tin lên Internet, cha mẹ của ông Chưởng cho biết Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng gửi công văn đề ngày 4/8 thông báo cho gia đình biết họ “có quyền làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt người đã bị thi hành án tử hình” và cần gửi đơn trong vòng 3 ngày làm việc.

Ngay sau khi nhận thông báo, ông Nguyễn Trường Chinh, người cha của ông Nguyễn Văn Chưởng, đã làm đơn gửi Chủ tịch Võ Văn Thưởng của Việt Nam “kêu cứu hoãn thi hành án tử hình”, đồng thời ông Chinh và gia đình cũng kêu gọi công chúng Việt Nam lên tiếng cùng. Đã 16 năm qua, ông Chinh không ngừng kêu oan cho con, kể cả dùng máu viết thư gửi các nhà lãnh đạo.

Ông Chưởng, sinh năm 1983, bị bắt ngày 2/8/2007 vì bị tình nghi là chủ mưu một vụ đâm chém, cướp của làm chết một thiếu tá cảnh sát hình sự ở Hải Phòng. Hai người khác bị xác định là đồng phạm của ông Chưởng. Các phiên tòa sau đó tuyên ông có tội và phải chịu án tử hình, hai người kia chịu án 23 năm tù giam và chung thân.

Cha mẹ ông, các luật sư, báo chí nhiều lần nêu ra những chứng cứ cho thấy ông ngoại phạm, bị bức cung và bị kết án oan, nhưng các cơ quan có thẩm quyền không thay đổi phán quyết.

Trong đơn kêu cứu mới nhất, với điểm chỉ bằng máu bên dưới chữ ký, người cha Nguyễn Trường Chinh một lần nữa khẳng định những điều như sau: Nguyễn Văn Chưởng là người vô tội, bị cán bộ điều tra thuộc công an Hải Phòng tạo dựng hồ sơ hãm hại; Chưởng không có mặt ở nơi xảy ra vụ án; không có nhân chứng, vật chứng chính xác, cụ thể; có sự vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng.

Đồng hành, tiếp sức cho lời kêu cứu của ông Chinh và gia đình là gần 3.500 người ký vào một thỉnh nguyện thư trên trang Avaaz.org và hàng nghìn người khác gửi tin nhắn đến số điện thoại của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hãy tạm hoãn thi hành án.

Nguồn: VOA

(Video: VOA)

Nguyên văn bản kiến nghị:

Kính gửi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng,

Chúng tôi những người ký tên thỉnh nguyện thư này, kêu gọi ngài Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án với tử tù Nguyễn Văn Chưởng để điều tra lại vụ án.

Nguyễn Văn Chưởng bị kết án vì tội cướp tài sản và giết người và bị tuyên án tử hình vào năm 2008.

Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bảo vệ cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung). “Tôi cho rằng việc kết tội Chưởng giết người là chưa có cơ sở” – luật sư Quánh nhấn mạnh.

Theo báo Tuổi trẻ, năm 2011, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án hình sự phúc thẩm. Quyết định kháng nghị nêu rõ vụ án có một số vấn đề cần phải làm rõ, đề nghị xem xét về phần hình phạt theo hướng giảm nhẹ cho Nguyễn Văn Chưởng từ tử hình xuống chung thân. Tuy nhiên tháng 12/2011, Tòa án nhân dân tối cao có quyết định giám đốc thẩm, không chấp nhận kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án phúc thẩm.

Hơn 16 năm nay, gia đình ông Chưởng và các luật sư đã gửi đơn đến các cấp đề nghị xem xét lại bản án. Trong khi còn nhiều sai sót trong quá trình tố tụng vẫn chưa được làm sáng tỏ, ngày 4/8/2023, Tòa án thành phố Hải Phòng đã gửi thông báo cho gia đình về việc thu xếp nhận thi thể của ông Chưởng, xác nhận lệnh thi hành án đã được quyết định.

Vì vậy, chúng tôi khẩn thiết kiến nghị Chủ tịch nước ra quyết định hoãn thi hành án để bảo vệ mạng sống của công dân Nguyễn Văn Chưởng trong vụ việc có dấu hiệu oan sai. Quyết định của Chủ tịch nước cũng là cơ hội để thể hiện cam kết cải thiện nền tư pháp, bảo vệ quyền con người của công dân.

Trân trọng,

Tham khảo vụ việc:

1/ Thêm một tử tù kêu oan [https://tuoitre.vn/them-mot-tu-tu-keu-oan-689115.htm]

2/ Nguyen Van Chuong: A Wrongful Conviction in Vietnam’s Criminal Justice System [https://www.thevietnamese.org/2023/08/nguyen-van-chuong-a-wrongful-conviction-in-vietnams-criminal-justice-system/]

3/ Thứ trưởng Bộ Công an: ‘Điều tra viên nôn nóng nên bức cung nhục hình’ [https://vnexpress.net/thu-truong-bo-cong-an-dieu-tra-vien-non-nong-nen-buc-cung-nhuc-hinh-3156824.html]

(Nguồn: Avaaz.org)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)