Nghịch lý Leontief và nền kinh tế Việt Nam

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong ba năm 2010, 2015 và 2022 có sự sụt giảm mạnh, tỷ trọng này tương ứng là 45,9%; 29,5% và 25,6%. Ảnh: The Saigon Times
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lý thuyết Heckscher-Ohlin (còn gọi là lý thuyết H-O) cho rằng một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.

Như vậy, lý thuyết H-O cố gắng giải thích mô hình thương mại quốc tế ta chứng kiến trên thị trường thế giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích.

Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động.

Lý thuyết H-O được xem là một trong những lý thuyết có mức độ ảnh hưởng rộng lớn trong kinh tế học quốc tế. Hầu hết các nhà kinh tế học đều thích áp dụng lý thuyết này hơn so với lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo bởi vì nó sử dụng ít giả thiết, đơn giản hóa hơn.

Và cũng vì lý do có tầm ảnh hưởng lớn, lý thuyết này được kiểm chứng bởi nhiều kiểm tra thực nghiệm khác nhau. Bắt đầu bằng nghiên cứu được công bố vào năm 1953 bởi Wassily Leontief (người đạt giải Nobel về kinh tế học vào năm 1973), nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đặt vấn đề về tính đúng đắn của lý thuyết H-O.

Người ta cho rằng Mỹ dồi dào tương đối về vốn so với các nước khác nên Mỹ sẽ là nước xuất khẩu những sản phẩm thâm dụng vốn và nhập khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động. Vận dụng lý thuyết H-O, Leontief nghiên cứu thực nghiệm cho Mỹ và ông đã phát hiện một kết quả bất ngờ, rằng những sản phẩm xuất khẩu của Mỹ lại là hàng hóa kém thâm dụng vốn so với hàng nhập khẩu của Mỹ. Vì kết quả này trái với những gì mà lý thuyết H-O đã dự báo, nó đã được biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief (1953-Leontief paradox).

Tại Việt Nam, áp dụng ý niệm trên, kết quả tính toán cho thấy cầu đầu tư ít lan tỏa đến giá trị tăng thêm nhất trong các yếu tố của cầu cuối cùng, sau đó là xuất khẩu hàng hóa, hai yếu tố này của cầu cuối cùng cũng là yếu tố lan tỏa mạnh nhất đến nhập khẩu; lan tỏa tốt nhất đến giá trị tăng thêm và ít lan tỏa đến nhập khẩu nhất là xuất khẩu dịch vụ.

Trong cả ba giai đoạn (giả thiết bảng cân đối liên ngành (IO) 2012 đại diện giai đoạn 2008-2013, bảng IO 2016 đại diện giai đoạn 2013-2016 và bảng IO 2019 đại diện giai đoạn 2016-2022) đều cho thấy trong các nhân tố của cầu cuối cùng, xuất khẩu dịch vụ lan tỏa tốt nhất đến giá trị tăng thêm và cầu đầu tư lan tỏa thấp nhất đến giá trị tăng thêm.

Chẳng hạn, xuất khẩu hàng hóa 100 đồng giai đoạn bảng IO 2012 là đại diện lan tỏa đến giá trị tăng thêm nội địa là 15,56 đồng. Đến giai đoạn hiện nay – bảng IO 2019 là đại diện –, xuất khẩu hàng hóa 100 đồng chỉ lan tỏa đến giá trị tăng thêm nội địa là 14,3 đồng. Lưu ý rằng đến năm 2020 xuất khẩu của công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 95,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm đa phần trong đó. Đồng hành với thành tích xuất khẩu của khu vực FDI là luồng tiền chảy ra nước ngoài thông qua chi trả sở hữu cũng tăng mạnh.

Nếu GDP theo giá thực tế năm 2022 so với năm 2010 tăng 3,5 lần thì chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài năm 2022 so với năm 2010 tăng khoảng 5,5 lần. Chi trả sở hữu ra nước ngoài khoảng 20 tỷ đô la Mỹ trong năm 2022. Năm 2022, xuất siêu của khu vực FDI là 43 tỷđô la Mỹ thì khoảng một phần hai số đó được chuyển về nước một cách hợp pháp.

Tính toán từ bảng IO 2012, 2016 và 2019 cho thấy xuất khẩu hàng hóa lan tỏa đến giá trị tăng thêm nhỏ nhất trong các yếu tố của cầu cuối cùng trong nước (bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích lũy gộp tài sản, xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ).

Một điều rất đáng quan ngại là độ lan tỏa từ xuất khẩu hàng hóa đến giá trị tăng thêm ngày càng nhỏ; năm 2012 một đồng xuất khẩu lan tỏa đến tổng giá trị tăng thêm 0,56 đồng, đến năm 2016 con số này giảm xuống 0,52 đồng và đến năm 2019 chỉ còn 0,26 đồng.

Nhóm ngành công nghiệp hầu như có chỉ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp và lan tỏa đến nhập khẩu cao hơn các ngành khác trong nền kinh tế. Nền công nghiệp Việt Nam thực chất là nền công nghiệp gia công lắp ráp phụ thuộc vào FDI rất lớn, hàm lượng giá trị tăng thêm rất thấp và hàm lượng giá trị tăng thêm mà phía Việt Nam nhận được còn thấp hơn nhiều, nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.

Trong 10 năm qua, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh chóng qua các năm: Năm 2010 đạt 39,1 tỷ đô la Mỹ, chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2015 tăng lên 114,3 tỷ đô la Mỹ, chiếm 70,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; và năm 2022 ước đạt 276 tỷ đô la Mỹ, chiếm tới 74,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của tỷ trọng xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại diễn biến theo xu hướng ngược lại: trong ba năm 2010, 2015 và 2022 có sự sụt giảm mạnh, tỷ trọng này tương ứng là 45,9%; 29,5% và 25,6%.

Như vậy, nếu không có những đột phá về khoa học thì không phát triển được kinh tế, xã hội. Chỉ dựa vào nhập khẩu công nghệ nước ngoài thì cũng sẽ chạm ngưỡng phát triển vì luôn đi sau, luôn tụt hậu. Cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” thực chất là phản ánh tình trạng một nền kinh tế/quốc gia không có năng lực khoa học công nghệ để phát triển, mặc dù rất đông giáo sư, tiến sĩ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam phần nào chứng minh một hiện tượng có thể gọi là nghịch lý của “nghịch lý Leontief.”

Bùi Trinh

Nguồn: The Saigon Times

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.