Không thể “giải cứu” mà là điều chỉnh

100 ngàn doanh nghiệp đóng cửa sau 6 tháng đầu năm 2023. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nửa năm [đầu] 2023 có 100.000 doanh nghiệp giải thể. Nếu mỗi doanh nghiệp có bình quân 20 lao động thì đã có 2 triệu người rời công việc.

Ấy là mới tạm dẫn con số của các công ty, còn diện dân doanh tự túc, thì phải gấp ba con số này. Khoảng 5 triệu lao động đang “hạ mức lương” vốn là nguồn sống. Đó là một thực trạng đáng âu lo. Nhưng ai âu lo?

Tôi thử thống kê vài nút nhấn, hy vọng ông nhà nước sẽ lấy… cảm hứng để điều chỉnh cho tốt hơn.

Một là chính sách thuế má.

Hai là trò bắn tốc độ khi tư duy quản trị không mạch lạc, thiếu thực tế, không phù hợp với thực tiễn.

Ba là việc thổi nồng độ cồn dày đặc, chỉ căn [cứ] vào vài yếu tố thống kê không khoa học, thiếu cọ sát. Ở một tập đoàn vận tải tại Quảng Ngãi, mặc dù công ty đã hỗ trợ một phần tiền phạt cho tài xế nhưng đã có hàng trăm tài xế không chịu nổi, bỏ việc về làm thuê việc khác vất vả hơn!

Bốn là việc thay đổi xoành xoạch những quy định dân sinh. Ví dụ việc “định danh” xe cộ. Điều này gây suy giảm nghiêm trọng sức sống của dân kinh doanh xe, mua bán xe, phát triển sản xuất xe cộ. Những yếu tố này làm hại tài lực, công sức của cộng đồng rất đáng kể.

Năm là việc xử lý tai nạn giao thông. Cung cách hiện nay cực kỳ dềnh dàng, phức tạp và gây mất trật tự, cản trở giao thông khi có thêm những người hiếu kỳ túm đến coi. Có những vụ chỉ cần ghi hình tại chỗ, ghi hình vài nhân chứng rồi cho giải toả hiện trường, tất cả mất chừng 20 phút kể từ khi có nhà chức trách nhưng có khi nằm hết một buổi!

Sáu là hệ thống biển báo giao thông, vị trí đóng biển, nội dung trong biển cực kỳ phi lý và bất cập.

Bảy là việc quản lý nhập khẩu hàng tiêu dùng, đã có những trường hợp việc này triệt tiêu khả năng phát triển của những ngành sản xuất trong nước.

Tám là điều hành giá xăng, điện rất phiền, luôn gây áp lực cho cuộc sống, nhất là cho doanh nghiệp.

Chín là quỹ thời gian công tác của khối hành chính. Rất nhiều khu vực, đơn vị cán bộ, nhân viên chỉ dùng hết một phần ba thời gian quy định, nhưng lương thì họ hưởng đủ ba phần ba, gây hao tổn nguồn chi thường xuyên, hao mòn ngân sách.

Mười là một ví dụ: Một người từ một cơ sở xử lý hành chính, đi đến kho bạc nộp tiền để làm giàu cho đất nước nhưng phiền nhiễu vô vùng và mất nhiều thời gian. Điều này “đại diện” cho những trì trệ thâm căn cố đế. Ở trạng thái “cho” mà còn khổ sở vậy, thì việc “xin” còn tệ hơn nhiều.

Đó, tạm dẫn từng đấy, còn bao nhiêu để bạn đọc bổ sung.

Nửa năm là một trăm ngàn doanh nghiệp giải thể. Cả năm là bao nhiêu? Sang năm là bao nhiêu?

Đừng nói hai chữ “giải cứu,” mà hãy nói đến một loạt chính sách phải điều chỉnh. Sớm giờ nào, hay giờ ấy.

Nguồn: FB Nguyễn Huy Cường

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.