Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố tiếp tục giữ Việt Nam trong Danh sách theo dõi đặc biệt

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố tiếp tục giữ Việt Nam trong Danh sách theo dõi đặc biệt (Special Watch List – SWL) vì thực hiện hoặc dung dưỡng các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.

Trong bản Thông cáo Báo chí ra ngày 4 tháng 1 năm 2024, Ngoại trưởng Antony Blinken giải thích: “Thúc đẩy quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã là mục tiêu cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể từ khi Quốc hội thông qua và ban hành Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998… Những thách thức đối với tự do tôn giáo trên toàn cầu mang tính cấu trúc, hệ thống và ăn sâu. Nhưng với sự cam kết chu đáo và bền vững từ những cá nhân không sẵn sàng chấp nhận sự thù hận, không khoan dung và đàn áp như hiện trạng, một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy một thế giới mà tất cả mọi người đều sống trong nhân phẩm và bình đẳng.”

Ngày 30 tháng 11 năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL).

Từ ngày 10-22/10/2023, Đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Hoa Kỳ “trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.” Đoàn công tác này, gồm Thứ trưởng Bộ Nội vụ CSVN Vũ Chiến Thắng và vài tu sĩ thân chính quyền, tôn giáo quốc doanh. Đoàn này đã gặp gỡ nhiều giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ và các lãnh đạo tôn giáo để “đề nghị phía Hoa Kỳ không ủng hộ hay sử dụng thông tin một chiều từ các cá nhân, tổ chức người Việt phản động lưu vong [sic] tại Hoa Kỳ.”

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) thất vọng vì Bộ Ngoại giao chưa đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Quốc gia bị Đặc biệt Quan tâm – Countries of Particular Concern). USCIRF tin tưởng mạnh mẽ rằng Việt Nam phải bị chỉ định là CPC dựa trên báo cáo của chính Bộ Ngoại giao về các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhà cầm quyền. Chủ tịch USCIRF Cooper và Phó Chủ tịch Davie cho biết, “USCIRF chính thức yêu cầu Bộ Ngoại giao giải thích chi tiết về lý do tại sao các khuyến nghị chính sách của chúng tôi không được thực hiện đầy đủ.”

Theo USCIRF, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, trong đó yêu cầu các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước và sách nhiễu các nhóm tôn giáo chưa đăng ký. Ngoài ra, các cộng đồng dân tộc thiểu số phải đối mặt với sự đàn áp đặc biệt nghiêm trọng vì thực hành tín ngưỡng tôn giáo một cách ôn hòa, bao gồm hành hung, giam giữ hoặc trục xuất.

Dưới đây là Thông cáo Báo chí của ông Anthony J. Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 4 tháng Giêng 2024 về Tự do Tôn giáo.

“Tiến triển trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng hay tín đồ tôn giáo là một mục tiêu chủ yếu của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể từ khi Quốc hội thông qua và ban hành Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm 1998. Như một phần của cam kết bền vững đó, tôi đã chỉ định Burma, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cuba, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Iran, Nicaragua, Pakistan, Nga, Arab Saudi, Tajikistan và Turkmenistan là các Quốc gia Đặc biệt Quan ngại vì đã thực hiện hoặc dung thứ các vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Ngoài ra, tôi đã chỉ định Algeria, Azerbaijan, Cộng hòa Trung Phi, Comoros và Việt Nam là các quốc gia Đặc Biệt Theo Dõi vì thực hiện hoặc dung thứ các vi phạm nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo. Cuối cùng, tôi đã chỉ định al-Shabab, Boko Haram, Hayat Tahrir al-Sham, người Houthi, ISIS-Sahel, ISIS-Tây Phi, đối tác al-Qa’ida Jamaat Nasr al-Islam wal-Muslimin và Taliban là các Thực thể đặc biệt Quan ngại.

Vi phạm tự do tôn giáo đáng kể cũng xảy ra ở những quốc gia không được chỉ định. Chính phủ phải chấm dứt các hành vi như tấn công vào cộng đồng tín đồ tôn giáo thiểu số và nơi thờ cúng của họ, bạo lực cộng đồng và án tù dài hạn đối với biểu hiện hòa bình, áp đặt biên giới quốc tế, và kêu gọi bạo lực chống lại cộng đồng tôn giáo, trong số các vi phạm khác xảy ra quá nhiều nơi trên thế giới. Những thách thức đối với tự do tôn giáo trên khắp thế giới là cấu trúc, hệ thống và ăn sâu. Nhưng với cam kết suy nghĩ, kiên trì từ những người không chấp nhận sự căm ghét, không khoan nhượng và sự áp bức như là trạng thái hiện tại, chúng ta một ngày nào đó sẽ thấy một thế giới nơi mọi người sống với sự độc lập và bình đẳng.”

Trang Web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay về việc hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam trong nỗ lực xây dựng khả năng tự lực của Việt Nam, Hoa Kỳ cố gắng thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa và khả năng cạnh tranh thương mại, chống lại các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh và bảo tồn rừng và đa dạng sinh học của Việt Nam.

Quang Nguyên

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.