Tập Cận Bình, Xi Jinping …hãy cút xéo đi!

Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tập Cận Bình, Xi Jinping …hãy cút xéo đi!

Đó là lời sắt thép của người Việt tại thành phố Adelaide, Úc Châu, noi tinh thần “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư,” trong Ngày Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng Sa và Tri Ơn 74 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bao vệ biên giới và biển đảo của Tổ Quốc trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, đúng 50 năm trước tính từng ngày.

Cuộc biểu dương đã diễn ra trước tiền đình Quốc Hội, tại thành phố Adelaide. Tiểu bang Nam Úc hôm 19/1/2024, vào lúc 12 giờ trưa trong một ngày nắng ấm.

Dù bận rộn công ăn việc làm tất bật, một số khách bộ hành đi ngang qua cũng đã nghiêm chỉnh dừng chân đứng thế nghiêm khi Quốc ca Úc và Việt Nam Cộng Hoà trỗi lên. Nhiều người dừng lại để theo dõi các biểu ngữ, thậm chí đứng vào hàng người biểu dương giơ cao tay biểu lộ sự đồng tình.

Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc
Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc

Không “tưởng rằng đã quên…” như lời một bài hát. Không! Người Việt sẽ không quên, và sẽ không bao giờ quên khi đất nước của mình bị giặc xâm chiếm! Bốn lần Bắc thuộc, gần một ngàn năm đô hộ, người Việt chúng ta vẫn đứng dậy đuổi giặc giành lại quê hương. Vậy thì xá gì 50 năm ngắn như một giấc ngủ trưa? Và đó chính là tâm tư, là lời xác quyết của những người Việt yêu nước, quyết không quay lui!

Một tấm hình bằng nghìn lời nói, người Việt tại Adelaide xin gửi đến đồng bào khắp nơi những hình ảnh ngày hôm nay để thay cho lời xác quyết chung của toàn thể những người Việt Nam yêu nước kiên cường, cùng với những câu trích trong bài thơ Trả Ta Sông Núi vô cùng sắt thép và bất khuất của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Trả Ta Sông Núi

“…
Kìa trận đánh bèo trôi, sóng dập
Sông Bạch Đằng thây lấp xương khô
Những ai qua lại bây giờ
Nghe hơi gió thoảng, còn ngờ quân reo

Gươm chiến thắng trỏ vời Đông Bắc
Hịch vải nêu tội giặc tham tàn
Dựng nhân nghĩa, vớt lầm than
Danh thơm ải ngoại, sấm ran biên thùy

Sơn hà mấy độ lung lay
Máu bao chiến sĩ nhuộm say mầu cờ

Tinh thần độc lập nêu cao
Sài lang kia, núi sông nào của ngươi?

Ôi Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần độc lập sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên
Ngày nay muốn Sông bền, Núi vững
Phải làm sao cho xứng nguời xưa
Yêu nòi giống, hiểu thời cơ
Bốn phương một ý: phụng thờ giang sơn
Đừng lo yếu, hãy chung hờn
Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài

Trả núi sông ta! Lời dĩ vãng
Thiên thu còn vọng đến tương lai
Trả ta Sông Núi! câu hùng tráng
Là súng là gươm giữ đất đai…
Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ.

Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta?

Adelaide, 19/1/2024

Một vài hình ảnh của cuộc xuống đường:

Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc

Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc

Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.