Bản Lên Tiếng về chuyến đi Việt Nam của ông Tập Cận Bình và vấn đề Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 92.3 kb
Các nhà hoạt động phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam.

Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước và quan tâm về tình hình Biển Đông, quan niệm rằng bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung của toàn dân. Vì vậy chúng tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác và kêu gọi những điều sau đây:

Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp một cách nghiêm trọng trên các mặt chính trị và kinh tế. Tham vọng của Trung Quốc là dùng sức mạnh để chiếm giữ và kiểm soát giao thương trên Biển Đông. Tham vọng này đe dọa quyền tự do hàng hải trong vùng, ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển và ổn định của cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài nguyên và ngư nghiệp, đe dọa an ninh quốc phòng.

Thứ hai, chính vì tham vọng của Trung Quốc đang là mối lo ngại của thế giới, đây là lúc quyền lợi của chúng ta và nhiều nước khác tương đồng với nhau. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác và xây dựng thế liên minh với những nước có chung mối quan tâm về vấn đề Biển Đông để cùng đối phó với tham vọng của Trung Quốc, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,… Đây cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, vì đây chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm.

Thứ ba, khi Trung Quốc vẫn bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong vùng, tiếp tục bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông với mục tiêu quân sự, tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà cầm quyền Việt Nam không thể trải thảm đỏ để đón tiếp Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình! Nhân dân Việt Nam phải nói “Không!” về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta và nhà cầm quyền cần hủy bỏ ý định đón tiếp Tập Cận Bình như các cơ quan truyền thông đã loan tin. Đây là một hành động cần thiết trên mặt ngoại giao để khẳng định thái độ của chúng ta trước một nước láng giềng đang chèn ép và xem thường dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng. Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc.

Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2015

Đồng ký tên

1. Nguyễn Xuân Anh, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
2. Trần Văn Bang, Kỹ Sư – Sài Gòn
3. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
4. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo – Sài Gòn
5. Nguyễn Kim Chi, Nghệ Sĩ – Hà Nội
6. Tống Văn Chính, Phật Giáo Hòa Hảo – An Giang
7. Quách Văn Công, hoạt động xã hội – Lâm Đồng
8. Nguyễn Văn Cừ – Hải Dương
9. Nguyễn Kim Cương – Hà Nội
10. Lương Văn Diện – Hải Dương
11. Lê Quang Du – Sài Gòn
12. Thái Văn Dung, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
13. Đặng Văn Dũng, Hà Nam
14. Hoàng Dũng, hoạt động nhân quyền – Sài Gòn
15. Lã Việt Dũng, Kỹ Sư – Hà Nội
16. Nguyễn Văn Duyệt, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
17. Nguyễn Văn Đài, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
18. Ngô Nhật Đăng, Nhà Báo – Sài Gòn
19. Nguyễn Văn Đề, hoạt động xã hội – Hà Nội
20. Nguyễn Văn Điền, Phật Giáo Hòa Hảo – Đồng Tháp
21. Lê Công Định, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
22. Ninh Thị Định – Hải Phòng
23. Trần Hữu Đức, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
24. Nguyễn Hữu Giải, Linh Mục – Huế
25. Hoàng Văn Giảng – Hải Dương
26. Nguyễn Thanh Hà, nhà giáo – Hà Nội
27. Nguyễn Thị Hà – Hải Phòng
28. Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
29. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội
30. Nguyễn Văn Hiên – Bắc Ninh
31. Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hòa Hảo – Sài Gòn
32. Nguyễn Hoàng Hoa, Mục Sư – Trà Vinh
33. Phan Tấn Hòa, Phật Giáo Hòa Hảo – Cần Thơ
34. Phạm Minh Hoàng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
35. Lê Hùng, Hoạt động xã hội – Hà Nội
36. Lê Anh Hùng, Hoạt động xã hội – Hà Nội
37. Nguyễn Thanh Huân, Hoạt động nhân quyền, Nghệ An
38. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục Sư – Sài Gòn
39. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học – Đà Nẵng
40. Phan Văn Hùng – Hà Nội
41. Vũ Hùng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
42. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo – Hà Nội
43. Đỗ Ngọc Hương, tiểu thương – Hải Phòng
44. Trần Thị Hường, Hoạt động bảo vệ sự sống – Hà Nội
45. Trương Minh Hưởng – Hà Nam
46. Lê Quang Huy, nhà giáo – Thái Nguyên
47. Dương Kim Khải, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
48. Lê Văn Khôi, Công nhân – Nghệ An
49. Hoàng Văn Khởi – Hà Nội
50. Nguyễn Kiêu, sinh viên, Sài Gòn
51. Nguyễn Thị Lan – Hải Phòng
52. Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự Cao Đài – Vĩnh Long
53. Đặng Băn Lê – Hải Phòng
54. Vũ Linh, nhà giáo – Hà Nội
55. Nguyễn Trung Lĩnh, Kỹ sư, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
56. Phan Văn Lợi, Linh Mục – Huế
57. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ – Sài Gòn
58. Võ Phi Long, hoạt động xã hội – Sài Gòn
59. Bùi Văn Lược, Phật Giáo Hòa Hảo – Vĩnh long
60. Lỗ Ngọc Lê Đình Lượng, Hoạt động nhân quyền – Nghệ An
61. Đặng Văn Mạnh – Hà Nam
62. Đặng Ngọc Minh, cựu tù nhân lương tâm – Trà Vinh
63. Vũ Đức Minh, Hoạt động xã hội – Hà Nội
64. Nguyễn Huy Năng, hoạt động xã hội – Ninh Bình
65. Vũ Đức Ninh – Hải Dương
66. Nguyễn Thị Nga, tiểu thương – Hải Phòng
67. Trần Thị Thúy Nga, hoạt động xã hội – Hà Nam
68. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm – Hải Phòng
69. Nguyễn Danh Ngọc, nhà giáo – Bắc Giang
70. Nguyễn Huyền Nguyên – Hải Phòng
71. Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm – Lâm Đồng
72. Nguyễn Thị Khiêm Nhu, viết văn – Sài Gòn
73. Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
74. Hồ Văn Oanh, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
75. Tô Oanh, nhà giáo – Bắc Giang
76. Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài – Lâm Đồng
77. Phan Văn Phong – Hà Nội
78. Trần Hoàng Phúc, sinh viên Luật – Sài Gòn
79. Nguyễn Bạch Phụng, Chánh trị sự Cao Đài – Vĩnh Long
80. Trịnh Bá Phương, hoạt động xã hội – Hà Nội
81. Lê Quốc Quân, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nội
82. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
83. Bạch Hồng Quyền, Truyền Thông, hoạt động xã hội – Hà Nội
84. Ngô Duy Quyền, Hoạt động xã hội – Bắc Giang
85. Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hòa Hảo – Vĩnh Long
86. Lai Tiến Sơn – Hà Nội
87. Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
88. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm – Hải Phòng
89. Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm – Thanh Hóa
90. Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm – Hà Nam
91. Hòa Thượng Thích Không Tánh – Sài Gòn
92. Dương thị Tân, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
93. Nguyên Công Thanh, chuyên viên cơ khí – Sài Gòn
94. Lê Ngọc Thanh, Linh Mục – Sài Gòn
95. Nguyễn Văn Thành – Hải Phòng
96. Trần Đức Thạch, cựu tù nhân lương tâm – Nghệ An
97. Nguyễn Trọng Thao – Hải Dương
98. Nguyễn Thị Thâu – Hải Phòng
99. Đinh Hữu Thoại, Linh Mục – Sài Gòn
100. Huỳnh Công Thuận, Cựu quân nhân QLVNCH – Sài Gòn
101. Trần Ngọc Thuận – Hà Nội
102. Bùi Thị Thu – Hải Phòng
103. Nguyễn Thị Minh Thư – sinh viên, Sài Gòn
104. Nguyễn Thị Thúy – Hải Phòng
105. Nguyễn Trọng Thủy – Hà Nội
106. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo – Hà Nội
107. Nguyễn Trung Tôn, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm – Thanh Hóa
108. Phạm Toàn, nhà giáo dục học – Hà Nội
109. Nguyễn Huyền Trang, phóng viên – Sài Gòn
110. Nguyễn Văn Tráng, sinh viên – Thanh Hóa
111. Nguyễn Trung Trực, cựu tù nhân lương tâm – Quảng Bình
112. Thân Văn Trường, Mục Sư – Sài Gòn
113. Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm – Sài Gòn
114. Từ Anh Tú, hoạt động xã hội – Hà Nội
115. Nguyễn Ngọc Tuấn – Hải Dương
116. Chu Văn Tuấn, hoạt động xã hội – Nghệ An
117. Lê Thanh Tùng, truyền thông – Sài Gòn
118. Nguyễn Thị Tươi – Hải Dương
119. Đinh Quang Tuyến, hướng dẫn viên du lịch – Sài Gòn
120. Đỗ Văn Tuyển, cựu tù nhân lương tâm – Hải Dương
121. Lê Thị Vân – Hải Phòng
122. Hà Thị Vân, hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo – Hà Nội
123. Nguyễn Văn Viên, hoạt động xã hội – Nam Định
124. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo tự do – Hà Nội
125. Đinh Nhật Uy, Kỹ Sư Tin Học – Long An
126. Nguyễn Phương Uyên, sinh viên, cựu tù nhân lương tâm – Bình Thuận
127. Phan Thị Hải Yến, Kế Toán – Sài Gòn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…