Vai trò của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị CSVN

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính trị Việt Nam luôn lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong quá khứ, các vương triều của người Việt, sau khi chiến thắng các cuộc xâm lăng của nhà Hán vẫn phải tiếp tục triều cống cho thiên triều.

Lịch sử Việt Nam cận đại cũng vậy, các đảng chính trị của người Việt trước đây như Việt Quốc, Việt Cách… và kể cả Mặt Trận Việt Minh, cũng đều phải dựa vào Trung Hoa Dân Quốc để làm bàn đạp.

Nguồn gốc của tiêu ngữ “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” dưới quốc hiệu của nhà nước CSVN hiện nay, cũng xuất phát từ Chủ Nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên.

Việc Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Vương Đình Huệ sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 đến ngày 12 Tháng Tư năm 2024 theo giới quan sát, đây là chuyến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên của ông Vương Đình Huệ trên cương vị chủ tịch quốc hội, kể từ sau đại hội 13 của đảng CSVN. Việc ông Vương Đình Huệ thăm Bắc Kinh với thời gian tới năm ngày là một sự bất thường, trong bối cảnh cuộc chiến ở thượng tầng cung đình Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp.

Công luận đã đặt câu hỏi, vì sao ông Vương Đình Huệ sang thăm Bắc Kinh vào thời điểm hiện nay, và điều đó liên quan gì đến cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN lúc này hay không?

Được biết, trước chuyến thăm của ông Huệ đến Trung Quốc, thì tất cả các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đều đã đi chầu Trung Nam Hải đầy đủ, kể từ sau đại hội đảng CSTQ lần thứ 20, Tháng Mười, 2022.

Không chỉ như vậy, sau chuyến thăm Hà Nội Tháng Chín, 2023, của Tổng Thống Mỹ, ông Joe Biden, để nâng cấp mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam lên mức “đối tác chiến lược toàn diện.” Theo giới quan sát, ngay lập tức các quan chức cấp cao của Việt Nam, đã lũ lượt kéo nhau sang Bắc Kinh, điển hình là Bộ Trưởng Công An Tô Lâm. Hành động vừa kể được cho là dường như để chứng minh với bạn vàng rằng, chúng tôi vô can.

Những điều vừa kể để thấy, ban lãnh đạo CSVN từ xưa tới nay, luôn chịu sự chi phối trực tiếp từ Bắc Kinh trong vấn đề nhân sự cấp cao. Kể cả nhân sự kế nhiệm cho chiếc ghế tổng bí thư trong đại hội đảng lần thứ 14 sắp tới đây.

Việc cựu chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng mới đây bất ngờ “ngã ngựa” theo giới thạo tin, có nhiều bằng chứng cho thấy có bàn tay của Bắc Kinh. Tại sao lại nói như vậy?

Ban lãnh đạo Trung Nam Hải, từ sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, đã không giấu diếm ý đồ muốn tạo ra tình thế đấu đá quyền lực triền miên trong nội bộ CSVN để tạo ra tình trạng bất ổn chính trị là điều chắc chắn.

Ông Võ Văn Thưởng lâu nay vẫn được giới phân tích đánh giá là nhân vật trẻ tuổi có xu thế “cấp tiến.” Với xu hướng chính trị nghiêng về phương Tây nhiều hơn, đó là lý do vì sao Chủ Tịch Tập không hài lòng.

Cụ thể trong chuyến ông Võ Văn Thưởng đến Trung Quốc, Tháng Mười, 2023 để dự diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” lần thứ ba, được tổ chức tại Bắc Kinh. Theo Đài tiếng nói nước Pháp (RFI) đánh giá, “… trong lễ khai mạc, nước chủ nhà Trung Quốc đã bố trí một chỗ đứng không thể “khiêm tốn” hơn cho ông Thưởng.”

Quan sát hình ảnh lễ khai mạc diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế vừa kể, dễ dàng nhận thấy, Chủ Tịch Võ Văn Thưởng được xếp chỗ đứng ngoài rìa bên trái bức hình trong lễ khai mạc.

Thời điểm đó đã có nhiều ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam đánh giá rằng, ông Thưởng tham dự diễn đàn này với tư cách một nhân vật “chầu rìa” đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đồng thời cũng đưa ra cảnh báo, chuyến đi của Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng sang Bắc Kinh vừa kể là lành ít dữ nhiều.

Chủ Tịch Võ Văn Thưởng gãy ghế do Bộ Trưởng Tô Lâm và Bộ Công An đã lật lại hồ sơ, để đưa ra các cáo buộc cách đây 12 năm, khi giữ chức bí thư Quảng Ngãi trong giai đoạn 2012 đến 2014, mà theo dư luận đồn là ông Thưởng thông qua người thân đã nhận 64 tỷ để xây nhà thờ tổ tại quê nhà.

Điều đó cho thấy tất cả các lãnh đạo cấp cao của CSVN sẽ không có ai thực sự trong sạch cả. Chỉ cần Bộ Công An cho lật lại các hồ sơ “nhúng chàm” trong quá khứ thì động đến ai người ấy đều có tội, kể cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Điều vừa kể có liên quan gì đến cuộc đua vào chiếc ghế tổng bí thư của đảng CSVN cho đại hội lần thứ 14, khi ông Nguyễn Phú Trọng vẫn mong muốn, nhân vật kế nhiệm phải là Vương Đình Huệ?

Theo giới phân tích, đến lúc này chỉ còn hai ứng viên có tiềm năng cao, đó là Vương Đình Huệ và Tô Lâm. Tuy nhiên, ông Vương Đình Huệ trong thời gian giữ chức bộ trưởng Bộ Tài Chính, đã có rất nhiều sai phạm tày đình gấp nhiều lần ông Võ Văn Thưởng.

Việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến nay vẫn chưa thể quyết định để ông Vương Đình Huệ làm người kế nhiệm duy nhất là lý do đã khiến ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành con tin trong cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng ban lãnh đạo Việt Nam.

Trong bối cảnh, Tổng Bí Thư Trọng và ban lãnh đạo Hà Nội đang có nhiều chỉ dấu trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại “lá mặt, lá trái” ngả sang phương Tây nhiều hơn, điều đó đã khiến Bắc Kinh rất không hài lòng.

Một khả năng cao Bộ Trưởng Tô Lâm và phe cánh đã nhận được tín hiệu từ Bắc Kinh, nên đang gia tăng sức ép, buộc Tổng Bí Thư Trọng phải sớm rời bỏ chính trường.

Theo giới phân tích, ngoài lý do tổng Trọng đã bước sang tuổi 80, tuổi cao, sức yếu đã hết giá trị sử dụng, việc Bắc Kinh công khai ủng hộ ông Tô Lâm cũng là thông điệp chuyển tới các phe nhóm chính trị trong nội bộ đảng, hãy coi chừng, chớ trái lệnh của Thiên triều.

Công luận và giới thạo tin có chung nhận định khi cho rằng, bối cảnh cuộc chiến cung đình ở Việt Nam hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy giống như của cuộc đấu đá quyền lực “một mất, một còn,” giữa hai đối thủ chính trị hàng đầu, là cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trước đại hội đảng 12 đầu năm 2016.

Theo bình luận của Đài Á Châu Tự Do, trước Hội Nghị Trung Ương 15, Khóa 11, thế mạnh trong cuộc đua chức tổng bí thư đại hội 12 vẫn nghiêng về ông Ba Dũng, song với chuyến thăm Bắc Kinh của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 23 đến 27 Tháng Mười Hai, 2015, đã đảo lộn toàn bộ tình thế.

Theo đó, có các đồn đoán cho rằng, đại hội đại biểu nhân đại (tức quốc hội) Trung Quốc, đã ra nghị quyết cho phép “Quân giải phóng Trung Quốc được quyền đưa quân đội ra nước ngoài, để bảo vệ thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội.” Ngay sau đó, cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có đơn xin rút lui và về quê làm người tử tế.

Liệu trong chuyến thăm Trung Quốc của đương kim Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ lần này, có thực hiện sứ mệnh như cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã thành công trước đại hội đảng 12 hay không?

Công cuộc “đốt lò” hay cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, được phát động sau đại hội đảng lần thứ 12 (2016) là một bản sao của chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng, kể từ năm 2012 ở Trung Quốc.

Điều đó để thấy vai trò của Trung Quốc thực sự rất lớn và chi phối trong chủ trương, sách lược của đảng CSVN, cũng như cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng chính trị Việt Nam đang diễn ra hết sức khốc liệt là điều có thật.

Thanh Hà

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.