Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc tỉ thí trên thượng tầng chính trị ở Hà Nội – có người ví như trận Hoa Sơn luận kiếm trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung – dường như sắp đến hồi chung cuộc. Sự kiện vô tiền khoáng hậu này có ý nghĩa thế nào đối với xu thế chính trị của Việt Nam?

Liệu nó có dẫn tới một sự thay đổi tận gốc rễ như kỳ vọng của một vài nhà quan sát chính trị quốc nội hay không? Liệu từ những trận thư hùng gió tanh mưa máu này sẽ xuất hiện một Gorbachev mới, đặt dấu chấm hết cho cuộc cai trị kéo dài gần 80 năm của một thế lực hắc ám và mở ra một vận hội mới cho dân tộc?

Truyền thông mấy ngày này sôi động với cuộc tranh giành quyền lực giữa ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, và ông Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc Hội, rộng ra là giữa phe “nhãn lồng” Hưng Yên của Lâm với phe “cá gỗ” của Huệ.

Về thế lực, phe “cá gỗ” có thế mạnh hơn vì có đông quan chức cao cấp, bốn ủy viên Bộ Chính Trị và 14 ủy viên trung ương đảng, là đồng hương của ông Huệ, có thể che chở cho ông Huệ hóa giải những trận đòn thù của ông Lâm.

Nhưng phe “nhãn lồng” cũng không kém thế, mạng lưới công an chìm nổi như thiên la địa võng từ trung ương xuống các tỉnh thành từ lâu đã là tai mắt của ông Lâm, cung cấp vô số bằng chứng bí mật để ông Lâm thi triển võ công giành chiếc ghế Võ Lâm chí tôn, tức là ghế tổng bí thư đảng CSVN hiện vẫn do ông Nguyễn Phú Trọng cố thủ, dù tuổi cao sức yếu, đi đứng nói năng đều phải có người dìu đỡ.

Do thực lực hai bên ngang ngửa nên cuộc đấu giữa Huệ và Lâm gay cấn hơn, hấp dẫn hơn nhiều so với các trận trước với các đấu thủ Võ Văn Thưởng hay Nguyễn Xuân Phúc.

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

***

Cuộc tranh giành quyền lực dữ dội này có cái hay là lột trần những chiếc mặt nạ, phơi ra trước bàn dân thiên hạ những bộ mặt thô bỉ của đội ngũ đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam. Người dân trong cả nước có dịp được thực mục sở thị bản chất của những kẻ cầm quyền lúc nào cũng cao giọng rao giảng đạo đức “học tập và làm theo gương…” mà thực tế đã ăn không chừa thứ gì, sâu xa hơn là thấy bản chất một chế độ bán nước hại dân núp dưới những từ ngữ rổn rảng độc lập tự do hạnh phúc.

Nhiều người cho rằng, người dân nên cám ơn ông “Tổng Trọng” vì nhờ cái lò tôn và công cuộc đốt lò của ông mà bộ mặt thật của chế độ cầm quyền mới hiện ra rõ ràng, không thể che đậy như vậy. Không phải thế, ông Trọng chẳng có công lao gì cả, cái lò do đảng ông đốt lên và củi cũng do đảng của ông nuôi dưỡng. Khi đốt lửa ông Trọng không nhằm mục đích “dân biết dân bàn” như chế độ của ông thường khoe khoang mà muốn làm cho đảng của ông “trong sạch vững mạnh,” loại bỏ “những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất.”

Bắt chước Tập Cận Bình, ông Trọng đồng thời cũng dùng cách đốt lò để triệt hạ những đối thủ không thần phục ông và thâu tóm quyền lực. Nếu áp dụng nghiêm chỉnh cái gọi là “trách nhiệm của người đứng đầu” mà ông Trọng đem ra xử các đồng chí dưới quyền thì lẽ ra chính ông mới là người phải chui vô lò sớm nhất! Nếu có một lời cảm ơn thì nên cảm ơn các mạng xã hội và truyền thông “ngoài luồng” đã giúp cho người dân có được những thông tin nóng về bí mật cung đình và bản chất của chế độ mà báo chí nhà nước luôn che giấu.

***

Như chúng tôi đã có lần thưa với độc giả “mọi con đường đều dẫn tới Tô Lâm”… Đến lúc này, đã có thể đoán chắc người lên thay ông Trọng ngồi chiếc ghế tổng bí thư – thực tế là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam – sẽ là ông Tô Lâm, sau khi nhường cho bà Trương Thị Mai ngồi vào ghế chủ tịch nước tại kỳ họp Quốc Hội bù nhìn ngày 20 Tháng Năm sắp tới. Tất nhiên đây chỉ là suy luận của người viết bài, từ nay đến ngày đó còn nhiều biến động chưa lường trước được.

Với triển vọng Bộ Trưởng Công An Tô Lâm lên cầm đầu đảng CSVN, có người đã ao ước thật lòng rằng  khi nắm được quyền bính, ông ta sẽ làm một cuộc thay đổi ngoạn mục, như năm xưa Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev đã làm ở Liên Xô, dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của hệ thống cộng sản ở Nga và Đông Âu. Ao ước như vậy, theo chúng tôi, là viển vông.

Ông Tô Lâm chẳng những chưa biểu thị có chút tinh thần đổi mới nào mà hoàn toàn ngược lại, ông là “hung thần” của những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Ông Lâm và đội ngũ công an “còn đảng còn mình” của ông ta bao năm qua ra sức đàn áp, bắt bớ không chừa ai, sang tận Thái Lan và Đức để bắt người, bất chấp luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia chỉ để bảo vệ sĩ diện của ông Trọng và duy trì ách thống trị tàn bạo của đảng CSVN.

Một người như thế không thể đem lại điều tốt cho đất nước. Vả lại, sắp tới cho dù Lâm hay Huệ lên thì bản chất của chế độ vẫn như vậy vì cộng sản là thứ chỉ có thể loại bỏ chứ không thể thay đổi.

Về mặt tham nhũng, ông Tô Lâm cũng không thua kém những “đồng chí” bị ông ta hạ bệ như ông Phúc hay ông Huệ, và ăn dày hơn rất nhiều so với ông Thưởng.

Bộ trưởng Bộ Công An là bộ trưởng duy nhất trong chính phủ có quyền bổ nhiệm và cách chức giám đốc sở công an các tỉnh thành. Quy chế đặc biệt này không chỉ cho phép bộ trưởng công an xây dựng mạng lưới tai mắt rộng rãi mà còn là tạo ra nguồn tiền hối lộ hết sức béo bở.

Một nhà báo chuyên mảng nội chính ở trong nước khẳng định với chúng tôi rằng, hiện “giá” của chiếc ghế trưởng công an quận/huyện là không dưới $1 triệu tùy vào địa bàn dễ kiếm ăn hay không, ghế giám đốc, phó giám đốc sở thì có giá nhiều triệu đô la và ngay một chân đứng đường làm cảnh sát giao thông cũng có giá không dưới vài tỷ đồng Việt Nam.

Bộ Công An là nơi mua quan bán chức rầm rộ nhất nước, mua bán cả kết luận điều tra trình bày ở các phiên tòa, và bao nhiêu phần trăm của số tiền bán chức sẽ tuồn về túi của ngài bộ trưởng thì không ai biết được.

Ông Tô Lâm còn thò tay sang các ngành khác, các doanh nghiệp để bòn rút của hối lộ mà vụ tham nhũng AVG-Mobifone làm cho các lãnh đạo Bộ Thông Tin Truyền Thông Nguyễn Bắc Son – Trương Minh Tuấn phải vào tù chăn kiến cuối năm 2019 là một ví dụ.

Ông Lâm dùng chiêu bài chống tham nhũng để triệt hạ người khác trong khi bản thân ông ta mới là con cá mập tham lam nhất cho nên ông Lâm có thay ông Trọng thì đó cũng không hẳn là điều tốt, nếu không nói là tệ hơn.

***

Ẩn số còn lại của cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình là yếu tố Trung Quốc. Một bí mật mà ai cũng biết là từ Mật Nghị Thành Đô 1990, chính trường Việt Nam luôn nằm trong sự chi phối của Trung Quốc, ai lên ai xuống những chức vụ cấp cao đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn.

Ông Tô Lâm đã không giấu giếm tham vọng giành sự ủng hộ của Trung Quốc. Ngày 10 Tháng Giêng trong lúc ông Trọng thập tử nhất sinh thì tại Hà Nội, ông Tô Lâm tiếp Thứ Trưởng Trần Tư Nguyên, nhân vật số hai của Bộ Công An Trung Quốc. Không khó nhận ra rằng, các chiến dịch bắt bớ, đàn áp ở Việt Nam, và các “sáng kiến” thay đổi thẻ căn cước gần đây của ông Tô Lâm đều mang đậm dấu ấn của Công An Trung Quốc trong chiến lược kiểm soát toàn diện xã hội bằng công nghệ mà Bắc Kinh đã làm lâu nay.

Về phía ông Vương Đình Huệ, khi nhận ra ông Tô Lâm đang chĩa mũi dùi vào mình, ông Huệ đã tức tốc sang triều kiến Tập Cận Bình, dâng lễ vật là các mỏ đất hiếm ở miền Bắc và dự án tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hải Phòng-Lào Cai để xin ông Tập ra tay cứu viện.

Ông Vương Đình Huệ vừa từ Trung Quốc về thì ông Tập đã lập tức sai bà Hạ Vinh, bộ trưởng Tư Pháp Trung Quốc, sang Hà Nội. Bà Hạ Vinh đã mật đàm với các quan chức cao cấp nhất của đảng CSVN, từ ông Phạm Minh Chính – thủ tướng, ông Phan Đình Trạc – trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, và đặc biệt đã hội đàm với ông Tô Lâm vào chiều ngày 19 Tháng Tư.

Chưa rõ bà Hạ Vinh sang Việt Nam mang theo chiếu chỉ gì của ông Tập, nhưng chiến lược của Bắc Kinh xưa nay vẫn là kích động các phe phái trong nội bộ Việt Nam đánh nhau kịch liệt, từ đó làm cho đất nước suy sụp, lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị.

Một nước Việt Nam đoàn kết, thịnh vượng và hùng mạnh là thứ Trung Quốc lo ngại nhất. Những cuộc đấu đá ở Ba Đình hiện nay là cơ hội thuận lợi để ông Tập thò bàn tay nhớp nhúa vào sắp xếp lại nhân sự lãnh đạo của đảng CSVN, cột chặt Việt Nam vào Trung Quốc “cùng chia sẻ tương lai” và vô hiệu hóa những cam kết “đối tác chiến lược” mà Hà Nội mới ký với Mỹ, Úc và Nhật.

Ông Tập ủng hộ ai và bỏ rơi ai – điều đó sẽ quyết định kết quả của trận đấu ở Hà Nội. Nghe cứ như thời “thiên tử-chư hầu” thuở trước nhưng buồn thay đó lại là sự thật.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.