Lượng và phẩm trong khoa học

Nhà báo Mỹ Quyên phỏng vấn tác giả về hậu trường xuất bản khoa học, nhưng hoá ra là chị ấy tìm hiểu về những bài báo bị rút xuống. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều người, nhứt là giới trẻ, quên rằng trong đời sống phẩm quan trọng hơn lượng.

Hôm kia, lên máy bay thì nhận msg của nhà báo hỏi tôi rằng trong xuất bản khoa học, mối quan hệ giữa editor, tác giả và chuyên gia bình duyệt (expert reviewers) ra sao. Vậy là bắt đầu một buổi trò chuyện / phỏng vấn.

https://thanhnien.vn/da-so-cac-nha-khoa-hoc-nghiem-tuc-chi-cong-bo-2-5-bai-bao-moi-nam-185240618110406494.htm

Buổi phỏng vấn chẳng có liên quan với cá nhân nào. Nhưng khi phóng viên viết thành bài báo thì tôi mới biết là ở VN có vài trường hợp bài báo sau khi công bố bị rút xuống, tiếng Anh gọi là ‘retraction.’

Tình hình retraction trong khoa học càng này phổ biến. Một thập niên trước đây, số bài báo retracted chỉ đếm đầu ngón tay thôi, nhưng chỉ năm qua (2023) số bài báo bị rút xuống đã hơn 10.000 bài. Mười ngàn bài!

Mới tuần trước, đại học nơi tôi công tác xảy ra một trường hợp retraction làm xôn xao cả một cộng đồng đại học hơn 3.000 nhà khoa học và 42.000 sinh viên! Người ta bàn rằng sự nghiệp khoa học của anh ấy (mới 45 tuổi), một ngôi sao trong đại học, sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.

So với 30 năm trước, tôi thấy môi trường nghiên cứu khoa học ngày nay khá độc hại. Áp lực công bố bài báo rất cao, vì bài báo khoa học nó gần như là đơn vị tiền tệ cho sự thăng tiến sự nghiệp, xin tài trợ, giải thưởng, v.v. Thành ra, ai cũng cố gắng công bố càng nhiều càng tốt. Mà, công bố càng nhiều thì xác suất sai càng cao. Lại có những người vặn vẹo dữ liệu, chẻ dữ liệu thành từng mảnh nhỏ, tra tấn dữ liệu, v.v. để có kết quả mà công bố.

Ở đại học tôi công tác, có những người còn trẻ (chỉ 10 năm sau tiến sĩ) mà họ đã công bố 500-800 bài báo. Tính trung bình, họ công bố 1 bài một tuần. Một năng suất thuộc hàng siêu. Labo tôi năm nào may mắn (có tiền, có nghiên cứu hoàn tất) thì công bố được chừng 10 bài, còn khi nghiên cứu / thí nghiệm chưa xong thì mỗi năm chỉ 5-6 bài. Nhưng vì tôi có hợp tác với các đồng nghiệp bên Mỹ và Á châu trong các consortium, nên có năm tôi có tên trên chừng 10 bài. Do đó, nhìn các đồng nghiệp công bố một bài báo mỗi tuần, labo tôi chỉ biết ngả nón bái phục.

Trong khoa học, cũng như trong bất cứ lãnh vực nào, phẩm quan trọng hơn lượng. Người ta quan tâm đến phẩm chất hơn là số lượng. Phẩm chất ở đây là chất lượng khoa học và tác động đến thực tế. Chính tác động thực tế mới là thước đo thành tựu của một nhà khoa học. Ở Úc, khi xin tài trợ từ các tổ chức lớn, người ta chỉ xem xét 10 bài báo mà thôi. Nhà khoa học có thể có 1.000 bài, nhưng nhà tài trợ chỉ xem xét 10 bài. Mười bài đó sẽ nói ‘anh là ai và thuộc đẳng cấp nào.’

Bà Đồ U U (Giải Nobel Y Học 2015) chỉ công bố 5 bài báo thôi, nhưng những công trình của bà ấy cứu hàng triệu người trên thế giới. Bà Katalin Karikó suốt sự nghiệp 40 năm chỉ công bố chừng 100 bài và cũng chẳng có bao nhiêu trích dẫn, nhưng bà ấy được trao Giải Nobel Y Học 2023.

https://scholargps.com/scho…/90053345668129/katalin-kariko

Người ưu tiên phẩm chất có thể thiệt thòi nhứt thời (vì lý lịch của họ có vẻ khiêm tốn), nhưng sự nghiệp khoa học lâu dài của họ đầy ý nghĩa.

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: FB Nguyễn Tuấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.