Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua.

Ai cũng đồng ý dấu ấn lớn nhất của ông Trọng là cuộc “đốt lò” mà ông bắt đầu năm 2013, đem lại cho ông cái biệt danh “người đốt lò vĩ đại.”

Sự nghiệp đốt lò

Đốt lò không phải là sáng kiến riêng của ông Trọng mà sao chép chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc. Công cuộc cải tổ kinh tế theo thị trường trong lúc vẫn duy trì độc quyền chính trị cả ở Việt Nam và Trung Quốc đã khiến cho tham nhũng bùng phát không kiểm soát nổi, đe dọa sự tồn tại của đảng và chế độ cộng sản. Và cũng như ông Tập, ông Trọng quyết chống tham nhũng để làm “trong sạch đảng,” “khôi phục niềm tin của người dân”…

Nhưng ông Trọng không thừa nhận tham nhũng là con đẻ của hệ thống, cái gốc của nó là độc tài đảng trị, không phải là vấn đề đạo đức cá nhân. Để chống tham nhũng tận gốc, do vậy, phải cải cách thể chế, chấp nhận đa nguyên chính trị để có đối lập, có báo chí tự do, có xã  hội dân sự giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước. Thay vì vậy, ông Trọng kêu gào cán bộ đảng viên “học tập và làm theo…,” “nâng cao phẩm chất đạo đức”… một cách vô vọng; ông càng kêu gào thì tham nhũng càng hoành hành dữ dội.

Hàng loạt quan chức cao cấp bị phát hiện tham nhũng, nhẹ thì mất chức, nặng thì bị khai trừ khỏi đảng, bị xử tù. Đến nay, một phần ba số ủy viên Bộ Chính Trị khóa 13 bầu lên năm 2021 đã bị thanh trừng, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, một phó thủ tướng và một bí thư Ban Bí Thư đầy quyền lực. Hơn 20% số ủy viên Trung Ương Đảng khóa 13, trong đó có nhiều bí thư và chủ tịch các tỉnh thành, cũng đã bị trừng trị.

Chống tham nhũng mà không cải cách thể chế ông Trọng chỉ có thể dựa vào một công cụ duy nhất là guồng máy đàn áp của công an – lực lượng được ca tụng là “thanh kiếm và lá chắn của chế độ.” Được ông Trọng bảo kê, Bộ Công An đã trở thành hung thần. Cứ xem từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công An lần lượt khui ra những vụ hối lộ cả chục năm trước của các công ty vô danh tiểu tốt để buộc các ông trùm hét ra lửa như ông Vương Đình Huệ – chủ tịch Quốc Hội, ông Võ Văn Thưởng – chủ tịch nước, phải ngậm ngùi viết đơn từ chức giữa lúc hoạn lộ thênh thang thì đủ biết thế lực của họ kinh khủng đến đâu.

Song song với “đốt lò,” ông Trọng bắt chước ông Tập bên Trung Quốc tận diệt các mầm mống của xã hội dân sự mà ông coi là mối đe dọa sự tồn tại của đảng và chế độ CSVN, nhất là về mặt ý thức hệ và tổ chức. Tất cả những tiếng nói phản biện, dù chỉ góp ý nhẹ nhàng với những sai trái của đảng mà không nhắm lật đổ chế độ, thậm chí chỉ cảnh báo dã tâm xâm lược của Trung Quốc hoặc bảo vệ môi trường sống cũng bị đám công an của ông Trọng ném vào lò với những bản án khắc nghiệt. Các phong trào dân chủ Việt Nam, manh nha trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, về căn bản đã bị xoá sạch để ông Trọng yên tâm rằng đảng của ông sẽ muôn năm trường trị nhất thống giang hồ mà không phải cạnh tranh với tổ chức chính trị nào.

Để vừa lòng ông Trọng công an Việt Nam đã làm những chuyện tàn bạo nhất, đạp trên pháp luật và đạo lý, như giữa đêm tập kích vào làng Đồng Tâm ở ngoại thành Hà Nội, hành quyết ông Lê Đình Kình, một ông già 84 tuổi có 55 năm đi theo đảng CSVN, hoặc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thủ đô Berlin của Đức. Trong guồng máy đàn áp quy mô của công an, tất cả mọi người Việt, từ ủy viên Bộ Chính Trị hét ra lửa xuống giới kinh doanh, thậm chí một người mẫu vô hại như cô Ngọc Trinh, đều có thể bị biến thành “củi” cho cái “lò ông Trọng.”

Nếu có một yếu tố tích cực trong cái lò của ông Trọng thì đó là nó đã phơi bày một cách rõ ràng trước bàn dân thiên hạ bản chất đồi bại và phản động của đảng CSVN. Xưa nay đảng CSVN vẫn tự tô vẽ là “đạo đức, văn minh,” “đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”… nhưng hàng loạt vụ án tham nhũng lại cho thấy một thực tế hoàn toàn trái ngược. “Ăn không từ thứ gì của dân,” “một bầy sâu” là phát ngôn từ miệng những kẻ từng lãnh đạo đảng CSVN nhưng phải đến khi lò ông Trọng đỏ lửa người dân mới thực mục sở thị chân dung gớm ghiếc, ghê tởm của bầy sâu mà trước đó chưa lâu vẫn đăng đàn rao giảng đạo đức cách mạng, thậm chí còn viết sách dạy chống “tự diễn biến” như ông Trương Minh Tuấn, cựu bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông, đang ngồi đếm kiến trong nhà lao vì ăn hối lộ. Ông Trọng thường hù dọa người dân về một “thế lực thù địch” chống đảng, chống nhà nước nhưng xem ra thế lực thù địch đó không phải là “đế quốc” Mỹ, không phải người Việt hải ngoại hoặc người đấu tranh ở trong nước mà chính là các đồng chí đồng đội trong đảng của ông ta.

Di sản: chế độ công an trị

Dùng công an để chống tham nhũng và đàn áp xã hội, ông Trọng đã đặt nền móng cho chế độ công an trị. Quyền lực của Bộ Công An và ông Tô Lâm, bộ trưởng, càng ngày càng vượt xa khỏi sự kiểm soát của đảng, trở thành thế lực nắm quyền sinh sát cả hệ thống chính trị và xã hội Việt Nam. Có thể nói không sợ quá lời rằng, chính ông Trọng đã chắp thêm cánh cho con hổ Tô Lâm, đẩy Việt Nam từ chế độ cộng sản độc đảng sang chế độ công an trị hiện nay, trong đó các tướng công an vừa lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước, vừa kiểm soát xã hội và điều hành các hoạt động kinh tế; tất cả chỉ nhằm duy trì quyền lực và quyền lợi của một nhóm người và chống lại mọi xu thế cải cách, phát triển.

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài sau khi ông làm mồi cho giun dế.

Không chỉ vác củi ném vào lò hoặc bóp nghẹt tiếng nói phản biện, Bộ Công An đang thiết lập một chế độ theo dõi toàn bộ xã hội sử dụng tiến bộ của công nghệ. Ông Tô Lâm liên tục đưa ra những “sáng kiến” quái đản như thay đổi mẫu sổ thông hành, đổi “giấy chứng minh nhân dân” thành “căn cước công dân” rồi “căn cước gắn chip,” rồi “mã số định danh” gắn với đặc điểm sinh trắc học (biometrics)… Ngoài việc gây tốn kém và phiền hà không đáng, những biện pháp kiểm soát này lập ra một hệ thống theo dõi hành vi, phát ngôn của hàng triệu người dân, dập tắt những ý định phản kháng từ trong trứng. Bây giờ, người Việt muốn chuyển cho người khác số tiền trên 10 triệu đồng ở ngân hàng, phải “xác thực” đặc điểm nhận dạng sinh trắc học. Một phát biểu vu vơ trên mạng xã hội về một hòn đá giống ông sư Thích Minh Tuệ là đủ để người phát ngôn bị phạt mấy triệu đồng dù không có điều luật nào cấm trí tưởng tượng.

Đàn áp và kiểm soát toàn diện đã làm cho cuộc sống xã hội ở trong nước hết sức ngột ngạt, ai cũng lo ngại bị theo dõi, bị bắt giam bất cứ lúc nào, không ai tin ai dù là bạn bè thân thiết! Nếu văn hào George Orwell (1903-1950) sống lại ở Việt Nam hôm nay hẳn ông phải ngậm ngùi rằng trí tưởng tượng siêu việt của ông trong tác phẩm “Trại Súc Vật” (Animal Farm), “Nineteen Eighty-Four” (1984)… vẫn còn quá nghèo nàn so với thực tế công an trị ở xứ sở Chiều Nay.

Chừng như vậy vẫn chưa yên tâm, mới đầu Tháng Bảy này, Bộ Công An cho ra mắt một lực lượng an ninh, trật tự cơ sở gồm hàng trăm ngàn người làm chỉ điểm cho công an nắm tình hình đến tận thôn, xóm, tổ dân phố để bảo vệ an ninh cho chế độ, quyết không để sót một dấu hiệu bất mãn nào. Trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp của Bộ Công An xưa nay tác oai tác quái, giành độc quyền trong một số lĩnh vực đặc thù như kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy; còn nay thì Bộ Công An lấn sân sang kinh tế, mở đầu bằng việc ông Lương Tam Quang, tân bộ trưởng Công An, được phân công chỉ đạo chương trình kinh tế của Hưng Yên và Đà Nẵng.

Bộ Công An đã xây nhà hát riêng ở Hà Nội, xây phi trường riêng tại Bắc Ninh, chưa biết sắp tới họ còn dở thêm trò gì nữa. Không còn coi luật pháp ra thể thống gì.

Cây tre và cơ hội

Về đối ngoại, ông Trọng rất tự hào về đường lối “ngoại giao cây tre” của đảng CSVN đến mức cuối năm ngoái ông tiếp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước cái phông nền là hai cây tre uốn lượn. Cây tre được tuyên giáo giải thích là có tính linh hoạt, lớn nhanh, không sợ gió bão nhờ gốc rễ bền chắc. Thế nhưng, theo dân gian, cây tre có tính lật lọng, gió chiều nào ngả theo chiều ấy; còn trong chính trị cây tre biểu thị một thứ chủ nghĩa cơ hội (opportunism).

Cây tre của ông Trọng đã “đu dây” ngoạn mục giữa hai thế lực dân chủ và độc tài, vừa là “đối tác chiến lược toàn diện” với cựu thù Hoa Kỳ vừa “chia sẻ tương lai” với đàn anh Trung Quốc. Một quốc gia gần 100 triệu dân, nằm ở vị trí chiến lược của Đông Nam Á, Việt Nam gần như được cả hai cường quốc “o bế,” ít ra là trong giai đoạn cạnh tranh địa chiến lược hiện nay. Có điều không khó thấy là cây tre Việt Nam đang ngả về hướng Bắc do sức hút của nước láng giềng gần, tương đồng về ý thức hệ, thể chế chính trị và lịch sử quan hệ lâu dài dù Hà Nội bề ngoài vẫn cố tỏ ra thân thiện với Tây phương.

Đường lối bắt cá hai tay này chứa trong nó nhiều mâu thuẫn không thể điều hoà được. Với Trung Quốc, lịch sử ngàn năm nô lệ, ngàn năm chống ngoại xâm phương Bắc và xung đột chủ quyền lãnh thổ hiện nay vẫn nhức nhối trong tâm can mọi người dân và không người Việt nào chấp nhận trở thành “chư hầu,” “phiên thuộc” của đế quốc cộng sản Trung Hoa. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc,” lời ông Trần Bình Trọng vẫn vang vọng. Mặt khác, Việt Nam không thể phát triển hiện đại nếu tiếp tục bác bỏ những giá trị phổ quát của thể chế dân chủ như tự do và nhân quyền để theo đuổi một chế độ phong kiến kiểu mới của ông Tập Cận Bình.

Trong 13 năm cầm quyền ở chức vụ cao nhất, ông Nguyễn Phú Trọng đã có thể cải cách chính trị ở Việt Nam theo hướng dân chủ và văn minh, hội nhập với thế giới một cách sâu rộng và thực chất. Nhưng rất tiếc là một người cộng sản giáo điều, ông ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội.

Bây giờ khi ông Trọng không còn nữa, những người kế tục ông sẽ có lựa chọn gì? “Theo Mỹ mất đảng” hay “theo Tàu mất nước?” Không ai biết trước được. Nhưng với xu hướng công an trị đang thắng thế ở Việt Nam, con đường dân chủ chắc chắn sẽ gian truân hơn và có thể sẽ mất thêm nhiều thế hệ nữa mới tới được “ngày mai sáng trời Tự Do” như bài hát của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.

Các đại diện Việt Nam và Liên Minh Châu Âu tham dự lễ ký kết Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU-Việt Nam tại Hà Nội, ngày 30/6/2019. Ảnh minh họa: Reuters

Các tổ chức xã hội dân sự: Việt Nam cần sớm công nhận công đoàn độc lập

Hôm 15/7/2024, nhiều hội đoàn xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam đã cùng gửi thông cáo “Tuyên bố về quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập  của người lao động Việt Nam”. Thông cáo này được gửi đến Nhà nước Việt Nam, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, các nước tham gia các hiệp ước thương mại như CPTPP, IPEF.