Cam Bốt khởi công xây dựng kênh đào Funan ‘‘gây tranh cãi’’ trên dòng Mekong

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet và phu nhân Pich Chanmony trong lễ khởi công xây dựng kênh đào Funan Techo, ngày 5/8/2024. Ảnh: AFP/ Tang Chhin Sothy
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, 5/8/2024, chính quyền Cam Bốt rầm rộ khởi công xây dựng kênh đào Funan, dài 180 km, nối liền thủ đô Phnom Penh với vịnh Thái Lan. Dự án trị giá 1,7 tỉ đô la, do Trung Quốc tài trợ, có nguy cơ gây tổn thất nặng nề cho sinh kế của hàng triệu cư dân Cam Bốt và Việt Nam ở hạ lưu. Cho đến nay, chính quyền Cam Bốt đã không cung cấp các số liệu về tác động của dự án đến dòng chảy Mekong theo đề nghị mà Việt Nam liên tục đưa ra.

Đích thân Thủ tướng Cam Bốt, ông Hun Manet, chủ trì lễ khởi công. Thủ tướng Cam Bốt khẳng định đây là một dự án có ý nghĩa “lịch sử,”“bằng mọi giá” công trình phải được hoàn thành vào năm 2028.

Trả lời RFI Pháp ngữ, chuyên gia hàng đầu về lưu vực Mekong, TS Brian Eyler, Giám đốc chương trình Năng lượng, Nước, và Phát triển Bền vững, thuộc Trung tâm Stimson, có trụ sở tại Mỹ, cho biết kênh đào Funan giúp tàu bè Cam Bốt từ nội địa đi thẳng ra vịnh Thái Lan, mà không phải đi qua ngả Việt Nam. Theo chính quyền Cam Bốt, kênh đào sẽ tạo thêm hàng chục nghìn việc làm mới, và giúp Phnom Penh giảm bớt phụ thuộc vào Việt Nam.

Tuy nhiên, nguy cơ kênh đào nói trên gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam là điều được nhiều chuyên gia nêu bật. Báo mạng Hong Kong South China Morning Post, hôm 3/8, dẫn lời nhà nghiên cứu Trung Quốc Zhou Chao, thuộc tổ chức tư vấn độc lập Anbound, có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng với kênh đào Funan Techo, Trung Quốc có thể mở rộng ảnh hưởng kinh tế và địa-chính trị tại Đông Nam Á, nhưng có thể đẩy Việt Nam lại gần hơn với Hoa Kỳ, do lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.

Bên cạnh tác động về an ninh và quốc phòng, do Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự, áp sát Việt Nam thông qua kênh đào, vấn đề tác động đến dòng chảy Mekong đặc biệt gây lo ngại. Theo khảo sát của Trung tâm Stimson, việc dẫn nước kênh đào này rời khỏi dòng chính Mekong có thể làm giảm một nửa diện tích vùng đồng bằng ngập nước tại hạ lưu, với diện tích lên đến 1 triệu ha, giảm nguồn sinh kế của khoảng 1,6 triệu người Cam Bốt và hàng triệu người khác ở các tỉnh lân cận của Việt Nam, khiến họ lâm vào cảnh nghèo đói.

Theo chuyên gia độc lập về Mekong, KS Phạm Phan Long, Hoa Kỳ, cần cảnh giác trước tác động của kênh đào Funan, bởi nguồn nước ngọt cho hạ lưu trong những năm gần đây vào mùa khô đã xuống mức cực kỳ thấp tại các tỉnh Kandal, Takéo và Kampot, và An Giang, Kiên Giang phía Việt Nam.

Chuyên gia Trung tâm Stimson nhấn mạnh là dự án xây dựng kênh đào Funan lấy nước từ dòng chính Mekong đã không hề được Cam Bốt tham vấn các quốc gia tham gia Hiệp định sông Mekong 1995, theo quy định. Ủy ban Mekong của Cam Bốt viện cớ kênh đào này chỉ là một dự án liên quan đến “phụ lưu.”

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Người dân hô vang khẩu hiệu khi tham gia cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Sheikh Hasina và chính phủ của bà, đòi Hasina từ chức và công lý cho các nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ chết người trên toàn quốc gần đây, tại Dhaka, Bangladesh, ngày 5/8/2024. Ảnh: AP/ Rajib Dhar

Bangladesh: Người được giải Nobel Hòa Bình Muhammad Yunus điều hành chính phủ lâm thời

Ngày 7/8/2024, phủ tổng thống Bangladesh thông báo ông Muhammad Yunus, người được giải Nobel Hòa Bình năm 2006, được giao thành lập chính phủ lâm thời sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina phải trốn sang Ấn Độ và từ chức, Quốc hội bị giải tán. Theo thông cáo, “tổng thống đã đề nghị người dân giúp ông vượt qua khỏi khủng hoảng. Việc khẩn trương thành lập một chính phủ lâm thời là điều cần thiết để vượt qua khủng hoảng.”

Người dân Venezuela biểu tình liên tục đòi minh bạch kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/7 vừa qua. Người biểu tình trương các poster ví Tổng thống đương nhiệm Maduro như Tổng thống độc tài Putin của Nga, và "Venezuela sát cánh cùng Ukraine." Ảnh: FB Trần Trung Đạo

Tình hình mới ở Venezuela và bài học về cái chết của những kẻ độc tài

Một căn bệnh không thuốc nào chữa khỏi mà những kẻ độc tài đều mắc phải là bệnh hoang tưởng quyền lực. Ngoại trừ một số chết già vì điều kiện cách mạng dân chủ tại quốc gia họ cai trị chưa chín muồi, một phần không nhỏ đã chết một cách thê thảm bằng những cực hình mà họ chưa bao giờ tưởng tượng ra khi còn nắm quyền sinh sát.

Một hiện tượng đáng lưu ý khác, những kẻ độc tài này thường chết trong tay của những người trước đó không lâu đã thề trung thành với họ.

Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius (trái) và đồng nhiệm Philippines Gilberto Teodoro, Jr. tại Manila, Philippines, ngày 4/8/2024. Ảnh: AP - Joeal Calupitan

Philippines và Đức cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng lâu dài

Ngày 4/8/2024, Manila và Berlin đồng thuận nhanh chóng đúc kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trong năm nay nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh. Hai nước cũng tuyên bố cùng bảo vệ trật tự khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương dựa trên luật pháp quốc tế.

Từ trái, các ông Lê Minh Khái, Đặng Quốc Khánh, Chẩu Văn Lâm, Nguyễn Xuân Ký. Ảnh: Tuổi Trẻ

Tô Lâm vừa làm tổng bí thư, 4 ủy viên trung ương bị cho thôi chức

Chỉ vài giờ sau khi đảng công bố ông Tô Lâm, chủ tịch nước, được “suy tôn” làm tổng bí thư, đã có bốn ủy viên trung ương đột ngột bị cho thôi chức.

Theo báo VNExpress hôm 3/8, bốn người này gồm ông Lê Minh Khái, phó thủ tướng; ông Đặng Quốc Khánh, bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường; ông Nguyễn Xuân Ký, bí thư Quảng Ninh; và ông Chẩu Văn Lâm, bí thư Tuyên Quang.