Ẩn dụ con gà – quả trứng và những bài học xây dựng dân chủ

Trứng đẻ ra gà hay gà đẻ ra trứng?
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ẩn dụ con gà – quả trứng và những bài học xây dựng dân chủ

(Suy ngẫm tản mạn: Một chế độ dân chủ sẽ được điều hành ra sao khi không có đảng phái nào có đủ đa số dân biểu tại quốc hội (để lập chính phủ)?)

Gần 40 ngày tính đến 24/08/2024, nước Pháp đã ‘‘không có chính phủ’’ (chỉ có một chính phủ của các bộ trưởng từ nhiệm, “xử lý các sự vụ”). Tình hình này sẽ có thể còn kéo dài. Thời gian ‘‘không có chính phủ’’ của Pháp đã phá kỷ lục giai đoạn ‘‘không chính phủ’’ dài nhất của cả hai nền Đệ ngũ và Đệ tứ cộng hoà (tức từ khi kết thúc Thế chiến Hai).

Tình hình nước Pháp rõ ràng là khác thường.

Nhưng đối với không ít người quan tâm đến các diễn biến chính trị nước Pháp, đây dường như chỉ là câu chuyện riêng của Pháp, hay vấn đề riêng của một xã hội châu Âu. Nước Bỉ, hay Hà Lan, Đức, chẳng cũng đã từng trải qua giai đoạn không có chính phủ còn dài hơn thế nhiều. Vậy thì đã sao ?! Một nền dân chủ sẽ luôn luôn biết cách vượt qua các thách thức để tiến lên, bất luận thế nào. Nhiều người tin tưởng chắc nịch như vậy.

Tuy nhiên, có thể có những cách nhìn khác về thực tại chính trị nước Pháp hiện nay, nếu ta không tin tưởng chắc nịch rằng một nền dân chủ sẽ vượt qua một cách tự nhiên các thách thức.

Và nếu như ta tin rằng các cách thức mà một nền dân chủ tìm ra để hoá giải thách thức sẽ không chỉ có lợi cho riêng xã hội đó, mà còn có thể cung cấp một số kinh nghiệm và bài học bổ ích cho việc xây dựng dân chủ nói chung.

***

Ước mơ về ‘‘con gà thần” và “quả trứng” dân chủ

Câu chuyện ẩn dụ về ‘‘con gà – quả trứng’’ (con gà hay quả trứng có trước) vốn được nhiều người coi như một bài toán siêu hình, một câu chuyện vô thưởng vô phạt, lại rất có thể ít nhiều hữu ích để suy ngẫm về thực tế này.

Các lý tưởng của một nền dân chủ, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân – Nhà nước pháp quyền – tam quyền phân lập…, có thể ví như “con gà.” Việc thừa nhận và thực thi chúng sẽ cho phép đẻ ra “quả trứng” mong ước, tức một xã hội dân chủ. Nhưng làm thế nào để có được con gà kỳ diệu, quý giá ấy (cây đũa thần mà nhiều người mong ước) khi chưa có được quả trứng (xã hội dân chủ) để sinh ra con gà thần kỳ ấy?

***

“Gà có thể đẻ trứng” không khi các lực lượng chính trị dân chủ không hội đủ đa số?

Vấn đề đau đầu nhất hiện tại với tổng thống Pháp và nhiều đảng phái chính trị của nước Pháp (dân chủ và cộng hoà) là làm thế nào để có được một chính phủ “ổn định” cho phép giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước.

Thách thức không dễ vượt qua khi không có liên minh hay đảng phái nào có được đủ đa số trong quốc hội mới. Bất cứ một chính phủ nào, dù của liên minh cánh tả hay của liên minh ủng hộ tổng thống, đều có nguy cơ vấp phải kiến nghị “bất tín nhiệm,” cho phép lật đổ chính phủ.

Lý tưởng dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân (một nguyên tắc chung) chỉ có thể vận hành khi các lực lượng chính trị hội đủ được đa số (trong quốc hội) để thực thi quyền lực của nhân dân. Đây là điều khó có được trong hiện tại ở nước Pháp. Tự do bầu cử chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ. Không có đủ đa số cho một chính phủ ổn định, đất nước sẽ rơi vào bế tắc. Làm sao đây khi con gà (lý tưởng dân chủ) chưa đủ cho phép tạo ra quả trứng (xã hội dân chủ)?

***

Nỗ lực vận hành lại một bộ máy dân chủ: Cuộc tham vấn chưa từng có của tổng thống với các đảng phái

Ngày 23/08, Tổng thống Emmanuel Macron đã tham vấn bốn nhóm đảng phái (liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới – NFP, liên minh các đảng ủng hộ tổng thống, đảng cánh hữu và một đảng phái cánh tả nằm ngoài NFP).

Theo thông tin ban đầu trên truyền thông, tổng thống đã ngỏ ý không chấp thuận ứng cử viên thủ tướng của liên minh cánh tả NFP (về đầu trong cuộc bầu cử), với lo ngại chính phủ cánh tả sẽ nhanh chóng bị lật đổ. Theo một số thông tin, TT Macron cũng để ngỏ khả năng lựa chọn một thủ tướng xuất thân từ cánh hữu hoặc phe trung tả, có khả năng có được sự ủng hộ của một đa số rộng rãi hơn trong Quốc hội.

Xét về bề mặt, phe tổng thống (đứng thứ hai về số dân biểu trong Quốc hội) và phe của liên minh Mặt trận Bình dân Mới NFP (đứng đầu về số dân biểu) là đối thủ chính trị. Nhưng nếu xét về nguyên lý, cả hai phe – phe tổng thống và phe Mặt Trận Bình dân Mới – đều đứng trước một thách thức chung: tạo lập được đa số cho phép thực thi ý nguyện của nhân dân.

Với cả hai phe đối địch, xét về mặt chính thức, đối thủ chung đều là đảng cực hữu, đảng bị coi là kẻ thù của nền Cộng hoà. ‘‘Mặt trận Cộng hoà’’ (Front Républicain), gồm tất cả các đảng phái chống cực hữu, không chỉ lập ra trong thời gian bầu cử Quốc hội để ngăn chặn cực hữu lên nắm quyền, mà vẫn tiếp tục được coi là khuôn khổ chung cho phép xây dựng các liên minh cầm quyền (không có sự tham gia của cực hữu), như khẳng định của Tổng thống Macron trong cuộc tham vấn các đại diện Mặt trận Bình dân Mới sáng hôm qua 23/08.

***

Những nguyên lý làm nên “quả trứng dân chủ”

Ẩn dụ về Con Gà – Quả trứng có thể giúp một số liên tưởng để suy ngẫm về thực tế phức tạp và đầy gian nan, trắc trở của một xã hội dân chủ trong quá trình vận hành.

Lịch sử tiến hoá của sinh giới cho thấy, “Quả trứng” đã ra đời từ hàng trăm triệu năm trước khi giống chim hình thành. “Quả trứng” – với lớp vỏ cứng bên trong là môi trường lỏng như nước, hình thành khi các loài sinh vật dưới biển di chuyển lên cạn – đã cho phép bào thai sống sót trong môi trường khắc nghiệt mới. Nhờ “Nguyên tắc Trứng” nói trên mà các loài động vật bước vào giai đoạn phát triển đột biến (trong giai đoạn mà giới chuyên môn gọi là sự bùng nổ của “Kỷ Cambri”).

Không phải “Gà” sinh ra “Trứng,” mà “Trứng” đẻ ra “Gà.” Để một xã hội dân chủ vận hành cần trở lại với các nguyên lý làm nên cốt lõi – cái DNA của một xã hội dân chủ, hay cũng có thể gọi là những nguyên lý làm nên “Quả Trứng Dân Chủ.”

Các cuộc thảo luận / tranh luận giữa phe tổng thống và các đảng phái chính trị khác của nền Cộng hoà Pháp để đi đến thành công phải chăng không thể xa rời các luật chơi căn bản (chống độc tài – tôn trọng ý nguyện đa dạng của dân – xây dựng “liên minh đa số” từ các thiểu số)?

Phải chăng chính các ‘‘Nguyên tắc Trứng’’ của nền dân chủ ấy đã và đang cho phép chế độ dân chủ dần dần từng bước phát triển và nở rộ trên phạm vi hành tinh?-

Trọng Thành

Nguồn: FB Trong Thanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.