Diễn binh 2015 ở Bắc Kinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 03/09 tới đây, nhà cầm quyền Trung quốc sẽ tổ chức diễn binh trước quảng trường Thiên An Môn để gọi là kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến.

Để chuẩn bị cho cuộc diễn binh này, từ ngày 1/8, Bắc Kinh đã ra lịnh cấm không cho bất cứ ai đến quảng trường Thiên An Môn, ngoài lực lượng công an chìm nổi. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cho biết đã huy động khoảng 75 ngàn dân phòng, thanh niên xung phong giữ trật tự quanh khu vực.

Đặc biệt là từ ngày 22/8 đến hết ngày 3/9, Bắc Kinh còn ra lệnh cho tất cả các khách sạn, tiệm ăn, văn phòng làm việc nằm trên đường phố Trường An, đối diện với quảng trường Thiên An Môn phải đóng cửa.

Trung Quốc đã mời khoảng 10 nước gởi quân đến tham dự cuộc diễn binh, nhưng cho đến hôm nay chỉ có 5 nước nhận lời. Về quan khách danh dự thì chính tay ông Tập Cận Bình đã tự mình ký tên trong thư mời gởi tới 50 nguyên thủ quốc gia, nhưng hơn phân nửa từ chối tham dự. Hoa Kỳ và nhiều nước Âu châu trả lời thẳng thừng là trong những năm gần đây Trung Quốc đã và đang bành trướng sức mạnh quân sự nên nếu đến tham dự, ngồi trên hàng ghế danh dự xem diễn binh là coi như đồng tình với Bắc Kinh về chuyện này.

Nữ Tổng thống Hàn Quốc Phát Cận Huệ đã nhận lời mời, nhưng Washington đã yêu cầu bà Huệ không nên đi vì Trung Quốc sẽ lợi dụng sự hiện diện của bà Huệ trên khán đài danh dự để tuyên truyền rằng chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ sang Á châu-Thái Bình Dương đã bắt đầu rạn nứt.

Câu hỏi đã được các bình luận gia Hàn Quốc đặt ra là trong cuộc diễn binh này có sự tham dự của một đoàn quân Bắc Triều Tiên, vậy khi đoàn quân này đi qua mà trên khán đài danh dự lại có mặt nữ Tổng thống Hàn Quốc, chưa cần nói đến chuyện phải vỗ tay vì phép ngoại giao, chỉ cần hiện diện cũng đã không ổn. Do vấn đề này mà bà Huệ có thể sẽ không dự diễn binh nhưng tham dự buổi tiệc kỷ niệm 70 năm chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc chống lại quân đội phát xít Nhật.

Mặc dù Bắc Triều Tiên gởi quân đến tham gia diễn binh, nhưng lãnh tụ Kim Chính Ân lại từ chối lời mời tham dự của Tập Cận Bình với lý do rất “triều tiên” là vì có sự tham dự của nữ Tổng thống Hàn Quốc.

Riêng Nhật Bản, họ Tập dùng mồi “hội đàm song phương” vốn bị Bắc Kinh làm gián đoạn trong nhiều năm qua, gửi thư mời Thủ tướng Abe sang thăm Bắc Kinh để vừa dự lễ, vừa dự hội nghị Trung Nhật. Bộ Ngoại giao Nhật đã có văn thư chính thức trả lời cho Bắc Kinh là Thủ tướng Abe cũng muốn sớm nối lại hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng phải sau ngày 3/9 vì hiện nay quá bận rộn với nhiều cuộc thảo luận ở quốc hội liên quan đến việc sửa đổi điều 9 hiến pháp cho phép tự vệ đội Nhật có quyền phòng vệ tập thể. Trong khi đó, Đại sứ và sĩ quan tùy viên quân sự Nhật tại Bắc Kinh cũng chính thức thông báo cho bộ Ngoại giao Trung Quốc biết là họ không đến tham dự buổi diễn binh.

Được biết có 10 tân Thượng tướng mới vừa được ông Tập Cận Bình thăng chức vào đầu tháng 8 vừa qua sẽ có mặt trong buổi tiệc kỷ niệm 70 năm chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc. Trong số này có 4 nhân vật từng tham gia vào việc hoạch định các chiến dịch quân sự đánh Việt Nam vào năm 1979. Ông Trương Tấn Sang sẽ dẫn một số quân nhân đến quan sát cuộc diễn binh. Chắc chắn ông Sang sẽ gặp mặt 4 vị Thượng tướng này trong buổi tiệc và rồi cũng sẽ tay bắt mặt mừng như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đó là một cái đểu nữa của ông Tập Cận Bình mà ông Sang cũng có thể biết nhưng chẳng làm gì được.

Sau cùng, Tập Cận Bình muốn dùng cuộc diễn binh để phô trương sức mạnh quân sự và sự hậu thuẫn của thế giới nhằm thuyết phục nội bộ đảng về cái gọi là “giấc mơ Trung Hoa” mà họ Tập đưa ra vào cuối năm 2013. Nhưng có hai tai nạn bất ngờ xảy ra đã ít nhiều làm cho kế hoạch diễn binh của họ Tập bị lu mờ:

– Khủng hoảng thị trường chứng khoán, kéo theo sự chao đảo của thị trường tài chánh sau vụ phá giá đồng nhân dân tệ đã làm cho sinh hoạt trong xã hội Trung Quốc trở nên ảm đạm. Đa số dân chúng không dám tiêu xài vì không biết là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện sẽ đổ ấp xuống Hoa Lục vào lúc nào.

– Vụ nổ tại nhà kho chứa chất hóa học độc hải ở cảng Thiên Tân với sức tàn phá tương đương 21 tấn TNT, đã trở thành một ác mộng cho người dân Trung Quốc sau 30 năm tăng trưởng kinh tế. Nhiều người dân cho rằng vụ nổ ở Thiên Tân là một báo hiệu cho sức bùng phá của xã hội sau gần 7 thập niên bị đè nén bởi sự cai trị độc tài và thoái hóa của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nói tóm lại, cuộc diễn binh mà họ Tập dàn dựng lần này có chủ đích là nhắm vào Nhật Bản để kích lên lòng ái quốc của người dân, hầu ủng hộ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và Nhật Bản hiện nay. Nhưng cái xui cho họ Tập là nền kinh tế cả nước đang đối diện nguy cơ khủng hoảng lớn; rốt cuộc quay sang chỉ trích họ Tập đã phung phí tiền chỉ để mua danh hão mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.